Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - phân tích một công ty tăng trưởng

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 16/8/19.

Lượt xem : 2,308

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    dau-tu-tang-truong-theo-phuong-phap-zulu-kakata.jpg

    Xin chào anh em, Zulu Principle đã quay trở lại rồi đây. Như tôi đã nói ở bài đầu tiên chia sẻ về Zulu Principle, thì đây là một trong những phương pháp phân tích cơ bản đem lại tỷ suất lợi nhuận ấn tượng cho nhà đầu tư. Việc cần làm của nhà đầu tư chứng khoán là nghiên cứu thật kỹ và tìm kiếm những mã cổ phiếu thỏa những tiêu chí mà Zulu Principle đưa ra.

    Anh em có thể xem bài đầu tiên về Zulu Principle tại đây để biết đầu tư theo nguyên tắc Zulu là như thế nào:

    >> Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Những tiêu chí là cổ phiếu tăng

    Bài viết dưới đây giới thiệu về cha đẻ của nguyên tắc Zulu - Mr. Jim Slater. Ông đã thành công như thế nào nhờ phương pháp đầu tư này:

    >> Chân dung Jim Slater, người có tầm ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư nhỏ lẻ

    Còn bây giờ, chúng ta tiếp tục với nguyên tắc Zulu nào.

    phuong-phap-dau-tu-co-phieu-tang-truong-theo-nguyen-tac-zulu-kakata-3.png
    Hiệu suất đầu tư theo nguyên tắc Zulu so với SP500

    CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ ĐỂ CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG

    Chúng ta đều rất rõ, lợi nhuận là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của giá cổ phiếu. Công ty sẽ khó mà tăng giá bền vững nếu không có yếu tố lợi nhuận hỗ trợ kèm theo.

    Mr. Jim Slater đã giải thích về cách tìm kiếm cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận trên trung bình cùng với triển vọng tăng trưởng trung bình, và ông đã phác thảo nó bằng 9 tiêu chí đầu tư quan trọng sau đây:

    1. Tỷ suất chỉ trả cổ tức ít nhất 4%
    2. EPS phải tăng liên tục ít nhất 4 trong 5 năm gần nhất
    3. Thu nhập trên vốn chủ sở hữu phải tăng ít nhất gấp đôi sau 4 năm.
    4. Lời nói của chủ tịch hội đồng quản trị phải mang tích tích cực
    5. Công ty không dễ bị tổn thương bởi các yếu tố đặc biệt
    6. Giá cổ phiếu phải tương ứng với giá trị tài sản hợp lý (có thể hiểu là tài sản này đảm bảo cho giá cổ phiếu).
    7. Công ty không phải là công ty gia đình.
    8. Công ty phải có biểu quyết minh bạch.
    9. Giá cổ phiếu phải có tính thanh khoản chấp nhận được.

    Theo tác giả, thì hệ thống này hoạt động hiệu quả và đem về cho ông 68.9% lợi nhuận cho toàn bộ danh mục so với mức tăng 3.6% của toàn thị trường trong vòng 2 năm từ 1963 đến 1965.

    Sau đây, tôi xin giải thích 9 tiêu chí này một cách cụ thể:

    EPS phải tăng liên tục ít nhất 4 trong 5 năm gần nhất

    Yếu tố này luôn luôn không đổi. Trong 5 năm có thể có 1 năm giật cục, nhưng phải có ít nhất 4 năm tăng trưởng EPS đều đặn tối thiểu 15% trở lên. Đây là tiêu chí để loại bỏ những cổ phiếu mang tính chu kỳ.

    Chỉ số P/E thấp tương ứng với tốc độ tăng trưởng cao

    Tốc độ tăng trưởng cao là bộ lọc nhiễu rất tốt cho những mã P/E thấp, vì chúng ta cũng hiểu rõ P/E thấp chưa chắc là giá rẻ, cũng có thể là do EPS không được tích cực. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ nói nhiều về tiêu chí này qua chỉ số PEG.

    Thanh khoản tốt, nợ vay ít và dòng tiền dồi dào

    Chúng ta nên tìm kiếm những công ty ít vay nợ, tài trợ cho các hoạt động và đầu tư của mình bằng vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập giữ lại. Tránh những công ty thâm dụng vốn và luôn đòi hỏi phải có nhiều vốn đề đầu tư cho máy móc mới.

    Dĩ nhiên, chi tiêu như vậy là cần thiết nhưng vài công ty lạm dụng vay nợ để làm việc đó. Sẽ rất rủi ro nếu công ty không đủ tiều trả nợ và làm cạn kiệt dòng tiền.

    Lợi thế cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định

    Một công ty lý tưởng để bạn đầu tư là công ty có thể tăng trưởng thu nhập sau mỗi năm. Để làm được điều này, công ty đó không cần thứ gì ngoài lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng, chiếm lĩnh thị phần cao và có vị thế trong thói quen của khách hàng.

    Chúng ta hãy nhìn những công ty như Coca Cola, Guinness, đó là những thương hiệu mạnh và có lợi thế cạnh tranh bền vững.

    Sản phẩm và dịch của công ty đang cung cấp không dễ thay thế, các đối thủ khó gia nhập ngành. Một cách để bạn dễ dàng biết công ty đó có sức mạnh như thế nào trong ngành là kiểm tra tỷ suất lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROIC) với trung bình ngành.

    Vốn hóa vừa và nhỏ

    Bạn nên tìm kiếm những công ty thuộc vào hàng vốn hóa vừa và nhỏ đủ để các tổ chức lớn chưa dòm ngó tới.

    Sức mạnh tương đối của giá cổ phiếu và thị trường

    Sức mạnh tương đối (Relative Strength) là một thuật ngữ quá quen thuộc với chúng ta. Những ai đã từng đọc qua phương pháp CANSLIM chắc cũng biết phương pháp này, tuy nhiên đó là một công thức chung dành cho mọi phương pháp chứ không phải chỉ riêng cho CANSLIM.

    Đôi khi giá cổ phiếu diễn biến không tích cực lắm mặc dù các yếu tố cơ bản rất hấp dẫn, chuyện này thì xảy ra như cơm bữa. Nhưng chúng ta đang theo đuổi một phương pháp đầu tư tăng trưởng, điều này có nghĩa là giá nên tăng cùng với thị trường, nếu cổ phiếu không theo kịp thị trường thì bạn nên cảnh giác. Đặc biệt, khi giá tăng tốt hơn thị trường thì những loại cổ phiếu ấy nên được chú ý nhiều hơn.

    Tỷ suất chi trả cổ tức

    Tỷ suất chi trả cổ tức có thể thấp hơn 4%, không sao cả, nhưng với điều kiện là nó phải tăng lên theo thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được. Một vài quỹ họ sẽ không bao giờ mua những cổ phiếu của doanh nghiệp luôn chỉ biết phát hành giấy mà không chia cho cổ đông một đồng xu nào cả.

    Lưu ý giá trị sổ sách

    Mặc dù giá trị sổ sách là một căn cứ để bạn định giá doanh nghiệp của mình, nhưng đôi khi không nên tin quá nhiều vào nó. Đơn giản là vì một số giá trị tài sản có thể dễ dàng bị nâng lên một cách không có cơ sở.

    Đặc điểm cuối cùng - quản trị

    Sự quản trị mang yếu tố sống còn của một công ty. Ban lãnh đạo hoạt động vì lợi ích cổ đông hay lợi ích của chính họ? Bạn cần phải cân nhắc điều này trước cả những tiêu chí khác.

    Sau đây tôi sẽ ví dụ cho bạn một doanh nghiệp đáp ứng những tiêu chí này. Đó là MTL Instruments - một doanh nghiệp sản xuất các thiết bị an toàn cho các giàn khoan dầu và nhà máy hóa chất.

    phuong-phap-dau-tu-co-phieu-tang-truong-theo-nguyen-tac-zulu-kakata-1.png

    + Lịch sử lợi nhuận 5 năm:

    phuong-phap-dau-tu-co-phieu-tang-truong-theo-nguyen-tac-zulu-kakata-2.png

    Rõ ràng EPS tăng đều đặn trên 20% / năm

    + P/E thấp tương ứng với tốc độ tăng trưởng cao

    Với giá 150 thì công ty được định giá gấp 11 lần so với thu nhập vào năm 1990 (P/E = 11) và dự báo là 9.5 lần trong năm 1991. EPS tăng hơn 20% vào 1983, 21% vào 1990, và được xác định tăng trưởng 12% vào năm 1991, cộng với tốc độ lạm phát là 8.7% vào tháng 3 / 1991 thì tốc độ tăng trưởng danh nghĩa ít nhất cũng phải 20%.

    + Quan điểm của chủ tịch hội đồng quản trị: trong những tuyên bố của mình với cổ đông, chủ tịch của công ty tin tưởng rằng MTL sẽ tiếp tục tăng trưởng. Dự báo sẽ phát triểu sản phẩm mới, mở rộng thị trường.

    + Thanh khoản tốt, ít vay nợ, dòng tiền dồi dào: MTL có một vị thế tài chính tuyệt vời, với 4,7 triệu bảng tiền mặt (tương đương 18% vốn hóa thị trường)..

    + Lợi thế cạnh tranh: chiếm 60% thị trường Anh và 25% thị trường thế giới, MTL có thể được cho là có một vị thế mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị an toàn.

    + Vốn hóa thị trường nhỏ: với cổ phiếu tại 150 Pound, MTL đã được vốn hóa ở mức 26,3 triệu bảng, đủ nhỏ để các tổ chức lớn chưa dòm ngó tới.

    + Sức mạnh tương cao so với thị trường khi mức giá 150 Pound đang là đỉnh của cổ phiếu.

    + Lợi tức chi trả: lịch sử chi trả cổ tức của MTL là 2.5%, và tăng nhanh chóng kể từ lần đầu tiên được trả vào năm 1988.

    + Danh sách cổ đông: ban giám đốc nắm giữ 55.5% số cổ phần. Rõ ràng họ sẽ phải có trách nghiệm với MTL.

    Các tiêu chí đều được đáp ứng đối với MTL. Kết quả là một năm sau tức là 1992, giá cổ phiếu của MTL tăng từ 150 Pound lên đến 295 Pound, tương đương 97% so với thị trường chung chỉ tăng 5%. Thu nhập đã thúc đẩy giá cổ phiếu tăng, nhưng yếu tố chính vẫn là chỉ số PEG.
    MTL là một lựa chọn dễ dàng vì hầu hết các tiêu chí đều đạt. Thông thường, quyết định của bạn sẽ khó khăn hơn nhiều nếu như có vài tiêu chí không thỏa. Như vậy chúng ta phải biết được cái nào quan trọng, còn cái nào không quan trọng. Ở phần sau chúng ta sẽ tiếp tục nội dung này nhé. Còn bây giờ thì xin kết thúc bài viết tại đây. Happy learning!

    Xem thêm:

    >> Ứng dụng công thức Benjamin Graham trong định giá cổ phiếu
     
    Bơ thúi thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Cấu trúc phân phối trong phương pháp Wyckoff Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 17/10/24
    Phase B: Bước Ngoặt Quan Trọng Trong Cấu Trúc Tích Lũy Theo Phương Pháp Wyckoff Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 18/9/24
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Phân tích sức mạnh tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Những tiêu chí là cổ phiếu tăng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/8/19
    Phương pháp xây dựng danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp - có thể áp dụng cho cá nhân? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 22/4/19

  3. tks ad, nếu được ad có thể áp dụng phương pháp này cho doanh nghiệp của VN nhé.
     
  4. Cho mình hỏi chút là có phải cần sử dụng EPS bằng Lợi nhuận sau thuế không? vì giả định năm cuối cùng mà phát hành thêm cổ phiếu nhưng tiền mới đưa vào để đầu tư nhưng chưa kịp tạo ra lợi nhuận do đó có khả năng ảnh hưởng đến EPS.
     
  5. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Bác tính EPS Dilluted cho chính xác. Có cách tính EPS điều chỉnh khi phát hành cổ phiếu vào một thời điểm bất kỳ trong năm, nhưng nó cũng khá phức tạp nên cũng không cần thiết.
     
  6. Tks bạn, bạn đc bạn phân tích một doanh nghiệp của VN nhé
     
    Trần Thanh Nguyên, via a mobile device, 16/8/19
    #5

Lượt bình luận : 4

Chia sẻ trang này