Bài 2 : Wyckoff Market Analysis và Tổ sư khai phái

Thảo luận trong 'Phương pháp đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi C.Luận, 28/6/24.

Lượt xem : 537

  1. C.Luận

    C.Luận Moderator

    Tham gia ngày:
    8/5/24
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    115
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Tư vấn VPS
    Bài 2 : Wyckoff Market Analysis và Tổ sư khai phái
    1. Lịch sử Tổ sư hệ Wyckoff:

    Xin chào mọi người mình là Luận, thì bài này là tiếp theo trong series Wyckoff sau bài “Lái anh là ai”. Ai chưa đọc có thể đọc lại ở đây.

    Ngược dòng thời gian thì môn phái nào đứng vững trong võ lâm thì đều có nguồn gốc lịch sử sâu dày, có Tổ sư lập phái là vĩ nhân đương thời, có tâm pháp bí truyền, có chiêu thức ảo diệu như Trương Tam Phong lập ra phái Võ Đang và sáng tạo ra Thái cực quyền vậy.

    Thì môn phái Wyckoff cũng như thế, Tổ sư khai phái của Wyckoff là một kỳ nhân của phố Wall, người đứng ở ánh bình minh của phân tích kỹ thuật vào khoảng năm 1890: Richard D. Wyckoff.

    Cụ Wyckoff làm một học sinh chăm chỉ của thị trường chứng khoán, là một huyền thoại về giao dịch và là một trong những người tiên phong trong phân tích kỹ thuật. Kỹ thuật của cụ dựa vào việc phân tích thị trường rộng rồi đi sâu hơn tìm cổ phiếu tiềm năng (top-down). Trong bài viết này mình sẽ kể cách cụ phân tích thị trường. Thì ngày xưa điều đầu tiên cụ dặn là phải hiểu xu hướng thị trường và cái “thế“ trong xu hướng này hiện nay là gì.

    [​IMG]

    Thì cụ cũng gống như cụ Jesse Livermore, đã bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1888 với tư cách là chạy việc, chạy qua lại giữa các công ty và mang tài liệu. Dần dần cụ học hỏi, giỏi hơn và có chiến thắng đầu tiên vào năm 1987 với một cổ phiếu nhỏ, sau đó dần dần cụ trở thành tư vấn của phố Wall, mà nôm na hiện này gọi là Broker (Tổ sư cũng từng làm broker).

    Sau nhiều năm giao dịch thành công, từ broker cụ đã lập nên một công ty môi giới (như VND hay VPS hiện giờ…).

    Là một nhà phân tích hàng đầu, sự nghiệp của cụ còn trùng với những kẻ khổng lồ khác của phố Wall như cụ Jesse Livermore, Charles Dow và JP Morgan, Gann (Những cụ này là bạn, thường hay trao đổi và chơi chung với nhau nên đôi khi mọi người đọc lại các ý tưởng và lý thuyết các cụ có ý tưởng giống giống nhau là bình thường). Người thời đó gọi đây là “Thời kỳ hoàng kim của phân tích kỹ thuật -Golden Age”.

    Cụ đã xuất bản hai cuốn sách về phương pháp luận của mình: Studies in Tape Reading (1910)How I Trade and Invest in Stocks and Bonds (1924). Năm 1931, Cụ đã xuất bản một khóa học qua thư trình bày chi tiết về phương pháp luận mà cụ đã phát triển trong suốt sự nghiệp lừng lẫy của mình.

    Chúng ta có thể sơ lược quá trình phát triển của cụ :

    Học việc => Nhà tư vấn => Lập công ty môi giới => Phát triển học thuyết => Viết sách và báo => Đi dạy tìm người nối nghiệp.

    [​IMG]


    2. Hai quy tắc:

    Thì hồi xưa công nghệ chưa phát triển như bây giờ, việc thu thập thông tin cơ bản đơn giản là chậm và thiếu sót, không chính xác và quá khó hiểu để có thể sử dụng được. Nhưng một nghịch lý là thời đó lại chú trọng và người người đều đầu tư dựa trên cơ bản, vì lúc đó chưa có một thuyết hoàn chỉnh về phân tích kỹ thuật, chỉ có phân tích cơ bản. Vì thế cụ chỉ tập trung vào hành động giá, và cụ quan niệm là thông tin đã phản ánh vào giá khi nó đưa cho các nhà đầu cơ nhỏ lẻ.

    Có hai quy tắc cần ghi nhớ. Các quy tắc này xuất phát trực tiếp từ cuốn Charting the Stock Market: The Wyckoff Method của Jack K. Hutson, David H. Weiss và Craig F. Schroeder.

    Quy tắc 1:

    Đừng mong đợi thị trường sẽ lập lại hành động giống hệt nhau hai lần. Thị trường là một nghệ sĩ, không phải là máy tính. Nó có một kho các mô hình hành vi cơ bản mà nó tinh tế sửa đổi, kết hợp và bất ngờ xuất hiện trên sàn diễn của mình. Thị trường giao dịch là một thực thể có tâm trí riêng.

    Thì đại khái câu này giống câu “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, cùng là hai đáy nhưng lúc này mua thì ăn nhưng lần khác mua là lỗ chỏng vó. Không phải ăn được rồi ngồi ăn hoài.:D

    Quy tắc 2:

    Hoạt động của giá hay của thị trường chỉ ý nghĩa khi so sánh với những gì thì trường đã làm trong hôm qua, tuần trước, tháng trước hay là quá khứ của nó. Không có mức độ nào được xác định trước, thị trường luôn luôn thay đổi.

    Câu này đại khái là nếu bạn muốn biết mình ra sao hôm nay hãy so sánh mình với quá khứ. 2 tháng trước bạn ăn một bữa 3 chén cơm nhưng hôm nay chỉ còn 2 thôi, tức là bạn đã gầy hơn rồi. Đây chính là tinh thần cốt lõi của các chỉ báo như : MA, RSI, MACD,.... So sánh chính nó với quá khứ !

    Thay vì các quy tắc kiên định, cụ Wyckoff ủng hộ các hướng dẫn chung khi phân tích thị trường chứng khoán, không có khuôn mẫu cố định. Không có gì trên thị trường chứng khoán là chắc chắn 100% cả bởi vì xét cho cùng, giá cổ phiếu được điều khiển bởi cảm xúc của con người.

    Chúng ta không thể mong đợi các mô hình chính xác giống nhau lặp lại theo thời gian. Tuy nhiên, sẽ có các mô hình hoặc hành vi tương tự mà chúng ta có thể lợi dụng để kiếm lợi nhuận được.

    Ví dụ đây là HAH, cổ phiếu ngày xưa chuyên tạo mô hình hai đáy.

    [​IMG]

    Thì phần này cũng đã dài rồi, bài sau mình sẽ nói về việc phân tích xu hướng thị trường và cách xác định đỉnh và đáy chính. Mình lúc đầu dự định viết bài về các dạng phân tích tích lũy, phân phối, pha ABCD, nhưng trên diễn đàn mọi người viết quá nhiều rồi nên đành thôi, mọi người chịu khó tìm lại đọc nhé. Xin cảm ơn.

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chính Luận
    Zalo : 0356.357.260
    Group cộng đồng: https://zalo.me/g/uxiizs694
    Youtube: http://www.youtube.com/@LuanVsa
    Tổng hợp các bài viết: Tổng Hợp Các Bài Viết và Phân Loại Theo Chủ Đề
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
     
    Eagle Chứng Khoán thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Bài 4 : Làm sao xác định Đỉnh và Đáy chính của thị trường (Vnindex) theo Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 29/6/24
    Bài 3 : Xu hướng thị trường và cách có Vị thế tốt theo Cụ Wyckoff Phương pháp đầu tư chứng khoán 29/6/24
    Chuyên Đề VSA - Bài 19: Trend Channels - Kênh xu hướng Phương pháp đầu tư chứng khoán 2/10/24
    Chuyên Đề VSA - Bài 18: Reversal và Retracement Phương pháp đầu tư chứng khoán 24/9/24
    Chuyên Đề VSA - Bài 17 : Trend Lines - Kỹ Thuật Nhồi Lệnh Khi Về Hỗ Trợ Phương pháp đầu tư chứng khoán 22/9/24

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này