Bài 02: Đường Tenkan và Kijun - Hiểu về sự dịch chuyển của các đường trung bình

Thảo luận trong 'Lớp học Ichimoku Kinko Hyo' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 29/10/18.

Lượt xem : 17,559

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (1).jpg

    +Trước tiên mình xin nói trước về cấu tạo của tenkan và kijun

    _Tenkan = (giá cao nhất 9 ngày + giá thấp nhất 9 ngày)/2

    _Kijun = (giá cao nhất 26 ngày + giá thấp nhất 26 ngày)/2

    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh(2).png

    Tenkan được xem như đường Fast và Kijun là đường Slow

    Rất đơn giản đúng không nào chỉ đơn thuần là nhưng phép tính cộng từ nhân chia, rất dễ để hiểu vấn đề không quá khó như nhưng phép tính phương Tây.

    +Trông rất là đơn giản nhưng nếu biết sử dụng thì tiềm năng của nó to lớn hơn các đường Moving Average rất nhiều.

    Vì sao lại là thông số : 9- 26 -52 ?

    Có những lý do là ngày xưa giao dịch 6 phiên ngày nay chỉ còn 5 phiên nên phải chỉnh sửa thông số lại. Tất cả nhưng lý do đó là không đúng. Ngay cả bản thân mình mặc dù sử dụng ichimoku nhưng chưa khám phá ra hết ý nghĩa của những con số này, chỉ biết là nó ĐÚNG.

    _Những con số này mang một ý nghĩa đặc biệt, cụ Goshida đã mất 5 năm để nghiên cứu Thiên Văn, tử vi, tâm linh và số học… mới tìm ra được những con số đó chứ không phải đơn thuần ngày xưa giao dịch 6 ngày.

    _Cho nên hãy giữ nguyên thông số ĐỪNG THAY ĐỔI. Nếu có hãy sử dụng bộ số trong số học của ichimoku.

    +Sự thay đổi của tenkan và kijun.

    _Các bạn hãy nhìn sự khác biệt của kijun và SMA 26, mình chọn Kijun vì nó tương đối dễ cho các bạn hình dung hơn Tenkan, khi hiểu được Kijun thì các bạn có thể suy ngược ra Tenkan vì tui nó là tương đồng.

    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (3).png

    +SMA26 luôn ôm sát theo giá trong khi kijun có những khu vực đã đi phẳng.

    +Để hiểu hơn vì sao kijun phẳng mình sẽ ghép thêm kênh giá 26 ngày vào

    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (4).png

    +Chúng ta bắt đầu từ ngày 14.6.2018 của chỉ số SP500 bắt đầu từ ngày này kijun đã phẳng bởi vì sau ngày này giá không vượt qua được mức 2789.06 nữa vì thế Kijun phẳng báo hiệu cho chúng ta biết điều đó.Các bạn thấy kể cả kênh giá cũng đi phẳng

    +Một điều đặc biệt là khi kijun bắt đầu phẳng giá có xu hướng bị hút về nó, đây được biểu thị là sự cân bằng về giá đứng như cái tên “ichimoku kinko hyo” “Cái nhìn thoáng qua và sự cân bằng”.

    +Sự thay đổi của Kijun

    _Mình dung từ dân dã hơn là “nhích” lên hoặc xuống của Kijun và vì sao có sự thay đổi đó. Có 2 tình huống làm Kijun thay đổi.

    1/ Phá vỡ kênh giá cao/thấp nhất trong 26 ngày

    Mời các bạn xem hình

    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (5).png

    +Như các bạn thấy khi giá breakout kênh thì Kijun cũng nhích lên theo bởi vì lúc này đã có sự thay đổi “GIÁ CAO NHẤT TRONG 26 NGÀY”, các bạn kéo lùi về 26 cây nến cộng lại chia ra sẽ thấy ngay, rất dễ hiểu đúng không nào.

    2/ Sự thay đổi về giá thấp/cao nhất trong 26 ngày mà không breakout.

    +Cũng sẽ có nhưng lúc các kênh giá chưa phá nhưng Kijun vẫn nhích lên, đây cũng được xem là tín hiệu tiếp diễn xu hướng bởi vì tùy vào thế nến sẽ có sự tăng tiến về đáy cho xu hướng tăng và đỉnh cho xu hướng giảm, mời các bạn xem hình.

    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (6).png

    +Mình vừa show cho các bạn xem 1 trường hợp chưa breakout kênh giá 26 ngày nhưng kijun vẫn nhích lên, sau khi xác định đỉnh đáy rồi thì chúng ta xem lại trước đó 1 ngày khi kijun vẫn còn phẳng. Có nghĩa là phải đến ngày 3.1.2017 mới tạo 1 cái đáy mới cao hơn đáy ngày 30.12.2016. đáy ngày 30.12 trước đó 8 ngày không bị phá nên không có sự thay đổi, điều này khiến Kijun sen đi ngang.

    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (7).png


    +Trường hợp thứ 2 hơi khó hiểu đúng không, không sao trường hợp này rất ít gặp các bạn tập đếm nến nhiều là sẽ nhận ra sự thay đổi thôi.

    +Tương tự như áp dụng cho Tenkan y chang như vậy, các bạn có thể đếm nến, kẻ kênh giá và giải thích sự thay đổi của Tenkan


    bai-2-tenkan-va-kijun-hieu-ve-su-dich-chuyen-cua-cac-duong-trung-binh (8).png

    Tổng kết : sự nhích lên/xuống của đều đặn của Kijun sen biểu thị cho một con trend lành mạnh tương tự như SMA20 mà phương tây hay dùng, nhưng Kijun sen nếu biết khai thác tối đa nó thì tiềm năng sẽ vượt trội hơn SMA rất nhiều.

    Mình vừa trình bày xong sự thay đổi của Tenkan và Kijun, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết

    Tô Đình Văn
    XEM THÊM:


    >> Bài 3: Chikou Span tinh hoa bị lãng quên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/18
    Yebbaa, dong, hem and 1 other person like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Bài 03: Đường Chikou Span tinh hoa bị lãng quên Lớp học Ichimoku Kinko Hyo 29/10/18
    Bài 06: Một số ứng dụng của Ichimoku (Phần 2) - Sự giao cắt của Span A và Span B Lớp học Ichimoku Kinko Hyo 6/11/18
    Bài 05: Một số ứng dụng của Ichimoku (Phần 1) - Tenkan và Kijun nhập thể Lớp học Ichimoku Kinko Hyo 29/10/18
    Bài 04: Đám mây Kumo - Kháng cự và Hỗ trợ trên cả tuyệt vời Lớp học Ichimoku Kinko Hyo 29/10/18
    Bài 01: Hiểu về Ichimoku Lớp học Ichimoku Kinko Hyo 29/10/18

  3. Anh

    Anh Guest

    E đọc ko hiểu nhiều cho lắm hic
     
  4. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    Xin chào bạn không hiểu phần nào
     
  5. dungpc80

    dungpc80 Guest

    Bác Văn cho hỏi là hai đường Tenkan và Kijun mình phải viết code cho ami vẽ hay sao, mình thấy trong indicator của ami có vẽ tự động ichimoku nhưng chỉ hiện thị dãi mây và một đường SPTL (SPTL có phải là chikou span ko?)
     
  6. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    Mình k sử dụng chart trên ami phân tích nên ko rành bác à, sử dụng chart trên Fireant hoặc MBS phân tích sẽ ưu việt hơn, mình chỉ sử dụng Ami để watchlist cổ phiếu thôi
     
  7. SuaBap

    SuaBap New Member

    Tham gia ngày:
    8/5/22
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Anh ơi mình thêm kênh giá 26 ngày vào đồ thị thế nào
     

Lượt bình luận : 5

Chia sẻ trang này