Bất ổn thương mại toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy đối với Việt Nam năm 2019

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 12/2/19.

Lượt xem : 1,583

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    bat-on-kinh-te-toan-cau-co-the-tro-thanh-don-bay-doi-voi-viet-nam-2019.jpg

    Việt Nam đứng đầu trong các thị trường khi tiềm năng tăng trưởng tăng đến 1,2% và có thể tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh hơn nữa dòng chảy thương mại trong nội khối ASEAN.


    Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, những nguy cơ tiềm ẩn trong bất ổn kinh tế vĩ mô khiến kinh tế thế giới bị chậm lại có khả năng trở thành đòn bẩy cho Đông Nam Á đẩy nhanh tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2019.

    Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, ông Phạm Hồng Hải đánh giá năm 2019 sẽ bị tác động từ nhiều yếu tố bất ổn khi dự báo Fed sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, khả năng Anh có đi đến một thỏa thuận về Brexit được không, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ bất ổn về các loại thuế thương mại và giá dầu tiếp tục biến động.

    Dưới những bất ổn này, Đông Nam Á vẫn sẽ duy trì là một trong các khu vực cởi mở và lạc quan nhất toàn cầu. Năm 2019, Đông Nam Á có cơ hội tiếp tục phát huy thế mạnh trên với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách và tăng cường mở rộng tự do thương mại.

    Dẫn đầu thị trường tiềm năng, Việt Nam cần tận dụng đẩy mạnh thương mại nội khối

    Các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ phần nào cải thiện được sự suy giảm của thương mại nếu chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc dịch chuyển sang Đông Nam Á. Việc tăng cường hỗ trợ các dòng chảy hàng hóa-dịch vụ nội khối ASEAN diễn ra thuận lợi sẽ làm cho sự dịch chuyển này được sâu rộng hơn và bù đắp thương mại toàn cầu đi xuống.

    Trong đó, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng, sẽ là thị trường hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng dịch chuyển thương mại do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

    Trong báo cáo của Khối Nghiên cứu Kinh tế Tập đoàn HSBC quý I/2019 đưa ra: nếu như một nền kinh tế trong châu Á nắm bắt được 1% lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hay tranh thủ được 1% lượng vốn FDI vào Trung Quốc, GDP của nền kinh tế này sẽ tăng đáng kể.

    Việt Nam đứng đầu trong các thị trường khi tiềm năng tăng trưởng tăng đến 1,2% và có thể tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh hơn nữa dòng chảy thương mại trong nội khối ASEAN.

    HSBC cho biết đã có một số bước tiến quan trọng được triển khai.

    Việc triển khai Tự chứng nhận xuất xứ trong khối ASEAN cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng xuất khẩu của họ.

    Cơ chế "Một cửa ASEAN" được triển khai tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore đầu năm 2018, thông qua đó hồ sơ chứng từ thương mại trao đổi trong nội khối được số hóa, nhờ vậy dòng chảy hàng hóa giữa các thị trường từ 5-10 ngày giảm xuống còn 1 ngày.

    Tuy nhiên HSBC cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để đẩy nhanh hơn nữa dòng chảy hàng hóa-dịch vụ giữa những thị trường ASEAN, bao gồm việc triển khai cơ chế một cửa ASEAN đến tất cả các thị trường trong khối, chuẩn hóa chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hải quan giữa những quốc gia ASEAN và cho phép dịch chuyển thuận tiện hơn nữa của các chuyên gia giữa các thị trường ASEAN.

    Thu hút hơn nữa đầu tư từ nước ngoài

    Dòng vốn FDI vào ASEAN đã làm dịu hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, theo HSBC nguồn vốn cần được hướng nhiều hơn nữa vào những nơi mà chuỗi cung ứng được kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai như Thái Lan, Indonesia hoặc Philippines.

    Đòn bẩy giúp thu hút dòng vốn FDI vào ASEAN xuất phát từ chi phí sản xuất hợp lý, sự ổn định của các thể chế, cải thiện công nghệ, hàng rào thuế quan cho các sản phẩm đầu vào giảm, và kỹ năng lao động đang dần nâng cao.

    Bên cạnh đó các hiệp định tự do thương mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện & Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định tự do thương mại ASEAN-EU sẽ giúp đẩy mạnh hơn nữa sức hút đầu tư của Đông Nam Á.

    Với nền tảng vững chắc là nền kinh tế ủng hộ tự do thương mại và tăng trưởng mạnh, Việt Nam tiếp tục vẫn là điểm đến đầu tư thu hút đối với những doanh nghiệp toàn cầu.

    Số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 đạt 35,46 tỷ USD, với tổng vốn giải ngân tăng 9,1%, đạt 19,1 tỷ USD và là năm thứ sáu liên tiếp thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục.


    Xem thêm:

    >> Khi các quyết sách của Fed sẽ phải trông sang Trung Quốc
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này