Khi các quyết sách của Fed sẽ phải trông sang Trung Quốc

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 10/2/19.

Lượt xem : 1,685

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    khi-cac-quyet-sach-cua-fed-se-phai-trong-sang-trung-quoc-1.jpg
    Ngân hàng Trung ương quyền lực nhất thế giới này thực sự sẽ là điên rồ trong quá trình điều hành của mình nếu họ phớt lờ việc Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ và đang phát triển. Sự giảm tốc của Trung Quốc đang làm giảm rủi ro lạm phát trên thế giới, đồng nghĩa với việc đang giúp ích cho công tác của ông Jerome Powell.

    Trung Quốc là mối quan ngại thật sự


    Thông qua việc trở thành đại công xưởng của thế giới, Trung Quốc đã biến mình thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Và hiện tại, quốc gia này dường như cũng đang góp phần cho việc tạo ra chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Đây là quan điểm được đưa ra bởi chuyên gia William Pesek của Nikkei Asian Review.

    Điều này cũng là trùng hợp, khi cách đây chỉ vài ngày, cựu chủ tịch Fed-bà Yanet Yellen, cũng có quan điểm rằng Ngân hàng Trung ương quyền lực bậc nhất thế giới sẽ cắt giảm lãi suất nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến xấu trong 2019 này. Đồng thời, các học giả kinh tế gần đây cũng đăng đàn ủng hộ việc này.

    Có nhiều minh chứng làm cơ sở cho quan điểm của chuyên gia William Pesek khi mà Chủ tịch Jerome Powell đã chuyển sang trạng thái “bồ câu” (dovish - ủng hộ lãi suất thấp) hồi đầu tháng 1/2019 một phần cũng vì cảnh báo của Apple về việc sụt giảm lợi nhuận do thị trường Trung Quốc ảm đạm.

    Song vấn đề cốt lõi phía sau cảnh báo của Apple còn ẩn chứa sức nặng hơn nhiều. "Nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại - nó đang làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng", Chủ tịch Fed đã có phát biểu vào hôm 10/1. "Chi tiêu bán lẻ đang yếu đi; mọi người đều đã xem tin tức của Apple."

    Nhận xét này được đưa ra khi Powell giải thích về việc làm ông lo lắng cho năm 2019. Trung Quốc là vấn đề mà ông muốn nói đến. Có lẽ đây mới là lý do khiến Fed dịu giọng hơn đối với việc tăng lãi suất, chứ không phải bởi những chỉ trích của Tổng thống Mỹ hướng về cơ quan này.

    Thực tế, Ngân hàng Trung ương đầy quyền lực này thực sự sẽ là điên rồ trong quá trình điều hành của mình nếu họ phớt lờ việc Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ và đang phát triển. Sự giảm tốc của Trung Quốc đang làm giảm rủi ro lạm phát trên thế giới, đồng nghĩa với việc đang giúp ích cho công tác của ông Powell. Mặt khác, không một quan chức nào muốn bị đổ lỗi bởi việc làm sập nền kinh tế thứ 2 của thế giới. Không có gì tốt khi 1 trong 2 nền kinh tế chịu cảnh khó khăn tài chính.

    Hiển nhiên thuế quan của Trump là biến số quan trọng dẫn đến Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước là 6,6% năm 2018, dường như đã trở nên yếu hơn bao gồm cả xuất khẩu, sản xuất và đầu tư đều thể hiện sự sụt giảm.

    Việc Fed tạm dừng nâng lãi suất được giới đầu tư rất chào đón. Trước đó, cơ quan này rõ ràng là có lý do để nâng lãi suất. Thế nhưng, động thái nâng lãi suất thêm 0,75% trong năm qua - đưa lãi suất quỹ Liên bang lên mức 2,25%-2,50% - đã tạo ra cơn bão tài chính tại châu Á. Đồng tiền của Ấn Độ, Indonesia, Philippines đều rơi tự do và khiến các quốc gia này buộc tăng lãi suất theo.

    khi-cac-quyet-sach-cua-fed-se-phai-trong-sang-trung-quoc-3.jpg

    Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn bộc lộ mong muốn về đồng Đôla yếu hơn. Với ông tỷ giá hối đoái là phương tiện nhằm phục hồi sản xuất của quốc gia mình. Và ông cũng muốn trừng phạt các nước châu Á mà ông xem là ăn cắp công việc.

    Dĩ nhiên, Trump luôn là nhân tố tạo ra biến động lớn. Bất kỳ động thái nào nhằm đẩy mạnh chiến tranh thương mại của Trump cũng sẽ làm thị trường rơi vào "rủi ro”. Tuy nhiên, Trung Quốc mới là rủi ro thật sự. Mối lo về một cuộc hạ cánh cứng khiến Fed lo lắng, ngay cả trước khi Trump và Powell xuất hiện.
    Fed sẽ khó lòng "ngó lơ" Trung Quốc thêm nữa

    Hồi cuối 2015, thời điểm đó Chủ tịch Fed là bà Janet Yellen đã có động thái nâng lãi suất lần đầu kể từ năm 2006, Trung Quốc đã bị rúng động. Đồng Nhân dân tệ sụt giảm đã khiến nước này bán khoảng 60 tỷ Đôla trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ mỗi tháng để ổn định tỷ giá hối đoái, gây ra khó khăn cho chính Fed trong việc bình thường hóa lãi suất.

    Trong giai đoạn dài từ 12/2015 đến 12/2018, bà Yellen và ông Powell vẫn giữ vững quan điểm nâng lãi suất. Nhưng vào 2019 này, thật khó để Fed không quan tâm đến tình hình kinh tế của Trung Quốc khi đưa ra các chính sách tiền tệ.

    Sau "cú sốc Lehman" năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã có các động thái tương tự nhau, đẩy thanh khoản vào thị trường. Việc Fed nâng lãi suất và chiến tranh thương mại của Trump đang dần khép lại mối quan hệ dễ chịu này.

    Người ta tự hỏi liệu Fed có nên tiến hành việc yêu cầu một quan chức cấp cao Bắc Kinh tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ về các vết nứt kinh tế Trung Quốc nằm ở chỗ nào không. Thật vậy, Fed có 12 chi nhánh ở Mỹ, thế nhưng Trung Quốc được cho là chi nhánh 13 không chính thức dưới quyền của cơ quan này. Nếu Donald Trump mở rộng cuộc tấn công vào Trung Quốc, lập luận đối với chính sách cắt giảm lãi suất của Fed sẽ càng được ủng hộ.

    khi-cac-quyet-sach-cua-fed-se-phai-trong-sang-trung-quoc-2.jpg

    Làn sóng thu nhập từ thương mại ngày một giảm xuống làm cho Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trước các biến động vốn. Nước này đã phải đương đầu với rủi ro mất giá đồng tiền trong giữa 2014 và 2015, khi đã sử dụng gần một phần tư dự trữ tiền tệ để chống lại giới đầu cơ. Hiện tại, nền kinh tế lớn nhất Châu Á dễ bị tổn thương hơn nhiều.

    Khi Fed quá thiên về thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho Trung Quốc đối mặt với rủi ro thanh khoản, đe dọa bong bóng tín dụng, gây áp lực giảm lên tăng trưởng của nền kinh tế đứng đầu khu vực cũng như lên đồng Nhân dân tệ. Những điều trên sẽ lại làm suy yếu đà tăng của chứng khoán Mỹ, thành quả mà ông Trump luôn tự hào là do ông tạo ra.

    Lẽ dĩ nhiên, Apple chỉ là một ví dụ. Tuy nhiên, rất hiếm khi một quan chức đứng đầu Fed dẫn ra các rắc rối của một doanh nghiệp trong quyết định chính sách tiền tệ của mình. Song tất cả đều biết mối quan tâm thật ra nằm ở Trung Quốc. Chủ tịch Fed từ đây sẽ phải luôn nhìn sang Trung Quốc trước khi quyết định điều chỉnh về chính sách.

    Xem thêm:

    >> Dòng tiền sau Tết luôn tăng trở lại, kỳ vọng TTCK sẽ tăng điểm
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này