Bollinger Band - Nắm vững những điều này để gia tăng chất lượng quá trình đầu tư

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Nguyen Lam, 12/7/19.

Lượt xem : 2,961

  1. Nguyen Lam

    Nguyen Lam Guest

    Bollinger Band.png
    Nếu như bạn là một nhà đầu tư giá trị, thì mình nghĩ bạn cũng sẽ không cần chú tâm lắm đến bài viết này. Nhưng nếu bạn là những nhà đầu tư năng động, đam mê việc phân tích và thích lướt những cơn sóng trên thị trường, thì chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua Kĩ năng phân tích biểu đồ, mà cụ thể ở đây là Phân tích Kĩ thuật. Và như trong tiêu đề, công cụ mà chúng ta cùng tìm hiểu hôm nay sẽ là Bollinger Bands.

    Khái niệm

    Mục đích của Bollinger Bands là giúp các nhà đầu tư xác định được rằng liệu tài sản có đang được định giá hợp lý hay không. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư biết được họ có đang trả giá hợp lý cho tài sản đó hay không,liệu giá của tài sản có quá cao, hay đây có phải là một cái giá có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai.

    Bollinger Bands (BB) được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983 để dùng trong phân tích chứng khoán. Ý nghĩa chính của chỉ báo này là thể hiện độ biến động của giá xung quanh 1 giá trị trung bình một cách rõ ràng. Cụ thể, nó bao gồm 1 dải trên, dải dưới và 1 đường trung bình động ở giữa. 2 dải bên ngoài biểu hiện sự biến động giá của thị trường, mở rộng khi giá biến động mạnh và thu hẹp khi thị trường ít biến động.

    Công thức chuẩn của Bollinger Bands đặt dải giữa là một đường trung bình động (SMA) chu kỳ 20 ngày, dải trên và dưới được tính toán dựa trên độ biến động tương đối của đường SMA ( được gọi là độ lệch chuẩn).
    • Dải giữa: đường trung bình động SMA chu kỳ 20 ngày
    • Dải trên: SMA 20 ngày + ( Độ lệch chuẩn 20 ngày x 2)
    • Dải dưới: SMA 20 ngày - ( Độ lệch chuẩn 20 ngày x 2)
    Cách sử dụng

    Khi giá thị trường vượt trên đường trung bình động, vượt quá cả dải trên của BB, thì báo hiệu rằng thị trường đang rơi vào tình trạng quá mua, 1 tín hiệu cảnh báo đảo chiều tiềm năng. ( Tiềm năng thôi nhé các bạn, không phải chính xác 100% nhé - rất nhiều nhà đầu tư vì nhầm lẫn và quá tự tin vào chỗ này mà đã đóng cho thị trường rất nhiều tiền rồi). Ngoài ra, nếu giá chạm đến dải trên nhiều lần, rất có thể giá đang chạm đến 1 vùng Kháng cự khá mạnh.

    Ngược lại, khi giá vượt xuống dưới đường trung bình động, vượt quá cả dải dưới của BB, thì báo hiệu rằng thị trường đang rơi vào tình trạng quá bán, 1 tín hiệu cảnh báo đảo chiều tiềm năng. Ngoài ra, nếu giá chạm đến dải dưới nhiều lần, rất có thể giá đang chạm đến 1 vùng Hỗ trợ khá mạnh.

    Các lưu ý khi sử dụng
    • Band trên và Band dưới đóng vai trò như vùng Hỗ trợ Kháng cư, khi giá chạm vào 2 band này, có khả năng sẽ quay đầu đảo chiều về đường trung bình động ở giữa.
    Bollinger Band1.png
    • Khi giá phá qua Band giữa, hướng về Band trên, thì có khuynh hướng điều chỉnh về Band giữa để tiếp tục xu hướng tăng. Và ngược lại, khi phá qua Band giữa, tiến về Band dưới, thì có khuynh hướng điều chỉnh về Band giữa để tiếp tục hướng giảm.
    Bollinger Band2.jpg
    • Khoảng cách giữa 2 Band trên và dưới thể hiện độ biến động của thị trường, khoảng cách này càng lớn, độ biến độn càng cao và ngược lại.
    • Khi giá chạm 2 đường Band trên dưới, nếu như xuất hiện các mô hình nến đảo chiều thì xác suất đảo chiều khá cao. Tuy nhiên, chúng ta cần kết hợp với các chỉ báo động lượng khác để tăng xác suất cho điểm vào lệnh. Nếu các chỉ báo khác chỉ ra rằng giá sẽ không đảo chiều thì khả năng để đảo chiều sẽ rất thấp, chúng ta nên đứng ngoài thị trường lúc này.
    Bollinger Band 3.jpg
    • Nếu theo sau mô hình đảo chiều là 1 mô hình thể hiện sự lưỡng lự ( mô hình Spinning Top) thì chúng ta cũng đứng ngoài thị trường, chờ thêm các tín hiệu xác nhận khác
    • Khi giá chạm vào 2 đường Band trên dưới, nếu chỉ có râu nến chạm vào Band thì khả năng đảo chiều sẽ cao hơn, còn nếu giá đóng cửa và thân nến chạm vào Band, thì xu hướng vẫn sẽ tiếp tục, khả năng đảo chiều sẽ thấp hơn nhiều.
    • Khi giá quay đầu tại 2 đường Band trên dưới, mục tiêu giá đầu tiên sẽ là đường trung bình động ở giữa. Do đó, nếu chỉ có râu nến vượt qua Band giữa, giá sẽ lại đảo chiều. Ngược lại, nếu giá đóng cửa vượt qua Band giữa, mục tiêu giá tiếp theo sẽ là Band đối diện.
    • Nếu giá vượt qua 2 Band trên dưới càng xa, khả năng đảo chiều càng cao.
    • Ưu tiên mua vào khi giá trên Band giữa và ưu tiên bán ra khi giá dưới Band giữa. Ngược lại là không an toàn.
    • Khi xác định mô hình đảo chiều tại 2 Band trên dưới, cần đợi cho đến mô hình nến tiếp theo đóng cửa mới xem xét vào lệnh.
     
    cuongctd thích bài này.

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này