Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và cơ hội cho chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 12/11/18.

Lượt xem : 2,851

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    cang-thang-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-chung-khoan-viet-nam-1.jpg

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động to lớn đến nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài. Đối với thị trường chứng khoán trong nước, cuộc chiến này cũng có ảnh hưởng ít nhiều .


    Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng diễn biến căng thẳng. Sau những cố gắng thương lượng bất thành của song phương, ngày 24/9/2018 Mỹ đã ấn định thuế nhập khẩu 10% áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và dự kiến mức thuế sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 1/1/2019.

    Để trả đũa, Trung Quốc cũng áp thuế suất 5% và 10% lên 5.200 hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD.

    Ảnh hưởng tích cực từ cuộc chiến này là các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc sẽ chuyển hướng đầu tư qua các nước khác, trong đó có Việt Nam.

    Ngày 29/10/2018, Phòng Thương mại Mỹ - AmCham có trụ sở đặt ở Quảng Châu công bố báo cáo về việc khảo sát 219 doanh nghiệp đến từ Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng dưới tác động xấu của cuộc chiến này mà cạnh tranh trở nên khốc liệt và đặc biệt là việc thị phần rơi vào tay các doanh nghiệp Việt Nam.

    Hiện tại với diễn biến cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang, các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự tính kế hoạch sẽ di chuyển nhà máy lắp ráp, sản xuất hoặc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nước khác. Đơn cử như công ty GoerTek Trung Quốc sản xuất tai nghe không dây cho Apple đã thông báo ý định chuyển một phần công đoạn sản xuất sản phẩm sang Việt Nam. Công ty Cheng Uei cung cấp sạc và các bộ kết nối cho iPhone và các điện thoại chạy hệ điều hành Android cũng tính đến khả năng đặt ở Việt Nam. Do giá lao động cao và chiến tranh thương mại, Samsung dự tính cắt giảm 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc, đây là tín hiệu tốt cho Việt Nam có thêm cơ hội với nguồn vốn từ Samsung.

    Song song đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc ở những thị phần bị trống do bị áp thuế, nhất là Mỹ vì đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta.

    Các nhóm ngành và doanh nghiệp có lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung:


    1. Ngành cảng biển:

    cang-thang-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-chung-khoan-viet-nam-4.png


    Dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp ở Bắc Á cũng như ở các khu vực khác sẽ hạn chế lượng hàng hóa sang Trung Quốc. Chính vì thế sẽ làm tăng lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam, dự kiến mức tăng 10% - 13%.

    Trong bối cảnh đó, hai doanh nghiệp khai thác cảng biển tư nhân lớn nhất Việt Nam là công ty CP Tập đoàn Container mã VSC và công ty CP Gemadept mã GMD được đánh giá có triển vọng tốt.

    VSC chiếm 7% thị phần cả nước, sở hữu hai cảng container là: VIP Green và Green. Hiện VCS kinh doanh cho lợi nhuận tốt nhất ở khu vực Hải Phòng.

    GMD chiếm 10% thị phần cả nước; quản lý bốn cảng container, một cảng cạn, một cảng hàng rời ở những khu vực quan trọng của cả nước.

    2. Các khu công nghiệp

    cang-thang-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-chung-khoan-viet-nam-5.png

    Theo định hướng trung và dài hạn thì sẽ có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài chuyển dịch qua Việt Nam nhằm tránh thuế của Mỹ áp lên Trung Quốc. Do đó dòng vốn FDI sẽ đổ vào nước ta, và các khu công nghiệp là được hưởng lợi trước hết từ việc này.

    Hiện nguồn vốn FDI đang chủ yếu đổ vào Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng. Trong đó, nổi bật có Công ty Phát triển Khu đô thị Kinh Bắc mã KBC và Viglacera mã VGC.

    Công ty Phát triển Khu đô thị Kinh Bắc (KBC) hiện có các khu công nghiệp trải rộng ở miền Bắc, có kinh nghiệm lâu năm và mối quan hệ với nhiều nhà sản xuất công nghệ cao. Đa phần diện tích các khu công nghiệp đã được công ty công nghệ cao thuê như LG, Rinnai, Samwang,...Hiện KBC đang có kế hoạch đầu tư mở rộng thêm như khu công nghiệp Tràng Duệ, Nam Sơn Hạp Lĩnh. Dự kiến năm 2018 doanh thu KBC tăng gấp đôi và lãi ròng tăng 27%.

    Tập đoàn Viglacera (VGC) kinh doanh vật liệu xây dựng và khu công nghiệp. VCG sở hữu khu công nghiệp Đồng Văn 4, Yên Phong 1 & 2. Một trong các khách hàng quan trọng của VCG là Samsung. Dự kiến VCG sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong năm 2019.


    3. Ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không:

    cang-thang-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-chung-khoan-viet-nam-6.png

    Các ngành sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử và các sản phẩm công nghệ nói chung là mục tiêu của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. Việc này tạo cơ hội cho Việt Nam có thêm thị phần từ Mỹ cũng như thu hút vốn FDI vào các ngành này, cơ hội gia tăng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm công nghệ. Bởi vì cần phải vận chuyển bằng hàng không đối với các linh kiện cho sản xuất và lắp ráp công nghệ, nên doanh nghiệp vận chuyển hàng bằng hàng không được hưởng lợi.

    Hai doanh nghiệp nổi bật trong ngành là công ty CP DVHH Sài Gòn - mã SCS và công ty DVHH Nội Bài - mã NCT.

    Trong đó, SCS điều hành ga hàng hóa tại Tân Sơn Nhất và có lợi nhuận tốt nhất trong nước với thị phần 14%.

    4. Ngành dệt may:

    cang-thang-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-chung-khoan-viet-nam-2.png


    Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, trong đó chiếm một nửa là sản xuất tại Trung Quốc. Do đó việc Mỹ áp mức thuế 10% lên hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Trong nhiều năm nay, xuất khẩu dệt may sang Mỹ chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, và Mỹ là đối tác lớn nhất của Việt Nam. Cho nên tranh chấp Mỹ - Trung xảy ra thì ngành dệt may càng tăng thêm cơ hội hưởng lợi.

    Hai công ty nhận được ưu thế từ việc này là công ty CP Dệt may Thành Công mã niêm yết TCM và công ty CP Sợi thế kỷ mã niêm yết STK. Trong đó STK chiếm 28% thị phần, xếp thứ hai trong nước về sản xuất sợi polyeste.


    5. Ngành thủy sản:

    cang-thang-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-chung-khoan-viet-nam-3.png

    Ở ngành này, Mỹ đánh thuế suất 10% cho hàng hóa nhập từ Trung Quốc, vì vậy những công ty chế biến và xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ có cơ hội tốt. Bên cạnh đó xuất khẩu cá rô phi cũng là thị phần tốt cho Việt Nam.

    Trong đó công ty CP Vĩnh Hoàn với mã niêm yết VHC là công ty dẫn đầu ngành và đóng góp phần lớn giá trị hàng hóa xuất sang Mỹ. Đồng thời, công ty có lợi thế được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% do đáp ứng được các quy định của Mỹ.


    Xem thêm:

    >>
    Đến cuối năm, chứng khoán Việt Nam có một bức tranh đầy hứa hẹn?
     
  2. namhaifr

    namhaifr Guest

    Chúc công ty có được nhiều hợp đồng, phát triển đột biến trong năm nay !.
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Cảm ơn bác nhiều!
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này