Câu chuyện về Khí hậu và sự giàu có của các Quốc gia

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Erikvan, 5/2/19.

Lượt xem : 2,002

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Ban-luan-ve-khi-hau-va-su-giau-co-cua-cac-Quoc-gia.jpg

    Bên thềm năm mới Kỷ Hợi, mến mong quý anh chị em có một năm mới suôn sẻ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Bên tách trà ấm đầu năm, Câu chuyện bên lề mà Kakata muốn gửi đến anh chị em là về một bài viết (Paper) mà hai tác giả đã chỉ ra một góc nhìn mới khá thú vị về sự liên quan giữa Khí hậu và sự giàu có của các Quốc gia.


    Gió lạnh Phương Bắc, Nắng ấm Phương Nam


    Tình cờ đọc được bài viết vào dịp đầu năm. Nội dung cơ bản trong bài đến từ paper "Climate and Scale in Economic Growth" (2000) của bộ đôi William Master và Margaret McMillan (Paper này cũng sẽ được Kakata giới thiệu ở cuối bài viết với bản tiếng Anh nguyên mẫu prototype cho quý độc giả có thể tham khảo). Tuy có tính học thuật cao nhưng ngôn ngữ rất gần gũi và dễ hiểu. Những vấn đề được giải thích khá khoa học và có bằng chứng cụ thể được đưa ra nhằm cung cấp cho độc giả một góc nhìn không hề hàn lâm về lí do các quốc gia ở miền băng giá thường giàu có và có xuất phát điểm tốt hơn trong quá khứ. Kakata chỉ brief lại một số ý chính về các kết luận (findings) thú vị mà bộ đôi tác giả đã tìm ra thay vì phân tích các kết quả hồi quy trong các mô hình khô khan.

    Ban-luan-ve-khi-hau-va-su-giau-co-cua-cac-Quoc-gia-0.JPG
    Các vùng lãnh thổ được càng in đậm cho thấy số ngày băng giá trung bình nhiều hơn
    Địa cầu nếu được phân chia làm hai nửa Bắc và Nam, sẽ rất dễ dàng cho chúng ta để nhận thấy các Quốc gia ở Phương Bắc bao gồm Âu Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... phần lớn đều là các quốc gia thịnh vượng trong khi các Quốc gia ở Phương Nam bao gồm Nam Mỹ, Phi Châu, phần lớn Á Châu.. đều đang nằm trong tình trạng là các quốc gia đang phát triển với nền tảng kinh tế còn nhiều lạc hậu.

    Trong bài nghiên cứu (paper) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với điều kiện khí hậu này, William Master và Margaret MacMillan đã chỉ ra một mối liên hệ khi mà miền khí hậu lạnh phần nào đã tạo ra sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa phương bắc - phương nam và khiến các nước phương Bắc phát triển.

    Thổ nhưỡng đất đai và Khí hậu

    Ban-luan-ve-khi-hau-va-su-giau-co-cua-cac-Quoc-gia-1.jpg

    Không thể phủ nhận tài nguyên ở các nước phương Nam hết sức phong phú và đa dạng với những thiên đường nhiệt đới với những bãi cát dài chạy dọc bờ biển, với những kênh rạch đầy cá tôm thủy hải sản, nói chung là rừng vàng biển bạc... Tuy nhiên, mưa lũ xói mòn và gieo trồng nhiều vụ, đất đai rất dễ bạc màu. Sự đa dạng của sinh vật nhiệt đới sống vào nhờ đất cũng khiến việc duy trì lớp màu mỡ trở nên khó khăn: đồng thời vi khuẩn và sâu bọ cũng thường sinh sôi mạnh mẽ quanh năm cũng nhờ vào khí hậu ẩm ướt. Ngược lại ở phương bắc, lớp băng dày bảo vệ, ủ đất suốt mùa đông làm cho các lớp màu mỡ từ từ, lắng xuống, giúp đất tích luỹ chất phì nhiêu. Mặt khác, lớp băng còn cản không cho đất xói mòn, cung cấp một lượng nước thấm sâu, đầy đủ cho mùa sau. Do đất đai phương bắc rất màu mỡ nhưng chỉ gieo trồng được một vụ suốt năm, nên các cư dân ở đây tìm mọi cách để tận dụng đất đai, phát triển các phương thức canh tác tiên tiến để đạt năng suất cao nhất, đủ thực phẩm cho cả năm.

    Thêm một ích lợi nữa của giá băng


    Ban-luan-ve-khi-hau-va-su-giau-co-cua-cac-Quoc-gia-2.jpg

    Mặt khác, mùa tuyết rơi và băng giá hằng năm còn ngăn được một loạt các chứng bệnh dịch (thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu nóng ẩm). Vì khí hậu lạnh dưới 0 độ C, hàng loạt các loài sâu bọ phá hoại mùa màng bị tiêu diệt vào mùa đông, do ít bị nhiễm bệnh để có thể tiếp tục sinh sôi mạnh mẽ hơn vào mùa hè. Ngoài ra, không chỉ cây cỏ mà cả con người phương bắc cũng dẻo dai hơn phương nam với dẫn chứng được đưa ra từ cả Aristotles (350 BC) và Montesquieu (1953) khi đề cao những người sinh ra ở các miền khí hậu lạnh có khả năng tư duy tốt và làm việc kỷ luật cao. Thật vậy, ở nơi lạnh lẽo mà không vận động, lao động mà mưu sinh thì khó mà sinh tồn được. Chính nếp sống ấy phần nào tôi luyện nên kỷ luật và cá tính độc lập cho con người nơi đây.

    Ban-luan-ve-khi-hau-va-su-giau-co-cua-cac-Quoc-gia-3.jpg
    Tuy nhiên, Master và MacMillan không cho rằng, lợi thế về địa lý sẽ quyết định lâu dài tới sự phát triển hoặc tụt hậu của các nước trong thời đại hậu công nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Sự trỗi dậy của các Quốc gia phương nam trong những thập kỷ qua đã chứng minh điều đó.

    Ban-luan-ve-khi-hau-va-su-giau-co-cua-cac-Quoc-gia-4.jpg
    Suy cho cùng dẫu Gió lạnh Phương Bắc hay Nắng ấm Phương Nam cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng trong xu thế phát triển chung toàn cầu. Những quan điểm trong bài dẫu gì cũng cho ta hiểu thêm về căn nguyên tăng trưởng của các Quốc gia giàu có trong quá khứ và hiểu rằng khí hậu đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ấy.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 5/2/19
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này