[Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 26/2/19.

Lượt xem : 2,209

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,446
    hoc-phan-tich-co-ban-1001-cau-chuyen-ve-chi-so-p-e-va-ung-dung-cua-no-kakata-1.png

    P/E hay Price to earnings ratio là một trong những công cụ hiệu quả và mạnh mẽ nhất cho nhà đầu tư phân tích một cổ phiếu cũng như định giá nó. Mặc dù còn có nhiều tranh cãi về tính trung thực và độ chính xác của nó, nhưng dẫu sao P/E vẫn là một công cụ (xét cho đến ngày hôm nay) giá trị và quan trọng mà chúng ta cần phải lưu tâm.


    Ngay cả khi nó còn nhiều sai sót (lợi nhuận đôi khi bị phóng đại), P/E vẫn là một công cụ phân tích và định giá mạnh mẽ.

    P/E là gì và P/E được sử dụng như thế nào thì ở các bài viết trước tôi đã có giới thiệu qua, anh em có thể tham khảo thêm ở một số bài viết sau đây:
    Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ chia sẻ những kiến thức mới, những kiến thức về P/E mà chưa có một trang kiến thức về chứng khoán nào ở Việt Nam chia sẻ cho các bạn.

    SẼ TỐT HƠN NẾU TA TÍNH TOÁN P/E BẰNG LỢI NHUẬN CỐT LÕI

    Một vấn đề xảy ra đối với P/E mà tất cả cả chúng ta đều gặp phải là P/E thường không chính xác do lợi nhuận không phản ánh đúng với thực lực của doanh nghiệp. Vấn đề về lợi nhuận có thể đến từ những lý do sau:

    + Lợi nhuận tăng đột biến do hoàn nhập dự phòng

    + Lợi nhuận tăng đột biến đến từ doanh thu tài chính (bán công ty con, bán cổ phiếu, nhận cổ tức, thanh lý nhà xưởng máy móc,...)

    + Lợi nhuận của mảng kinh doanh không cốt lõi tăng mạnh trong khi mảng kinh doanh cốt lõi lại kém tăng trưởng.

    Tất cả những nguyên nhân đó đều không làm cho cổ phiếu tăng nhưng nó lại phản ánh qua chỉ số P/E qua lợi nhuận tăng khủng, khiến cho nhà đầu tư khi phân tích sơ bộ P/E cảm thấy cổ phiếu rất tiềm năng.

    Nhưng trên thực tế, nếu soi kỹ P/E qua lợi nhuận cốt lõi sẽ thấy được nhiều điều mà P/E thông thường không thấy được.

    Do đó, chúng ta sẽ tính toán P/E lõi dựa trên công thức:

    P/E lõi = Giá / Lợi nhuận cốt lõi của doanh nghiệp
    Bây giờ chúng ta sẽ lấy một ví dụ về P/E không phản ánh đúng thực tế giá cổ phiếu:

    hoc-phan-tich-co-ban-1001-cau-chuyen-ve-chi-so-p-e-va-ung-dung-cua-no-kakata-2.png

    Dưới đây là một số thông tin tài chính của KDC năm 2013 - 2015, số liệu được lấy từ cafef, vietstock và tự tổng hợp tính toán. Chúng ta thấy rằng doanh thu năm 2015 có phần giảm so với hai năm trước nhưng lợi nhuận ròng thì lại tăng đột biến. Liệu lợi nhuận này có phải là đến từ mảng kinh doanh cốt lõi hay không, chúng ta nhìn xuống hàng kế cuối, lợi nhuận từ mảng kinh doanh cốt lõi bị lỗ -73 tỷ đồng. Do đó, P/E thông thường từ 21.07 giảm xuống còn 1.08, nếu như nhìn sơ thì thấy KDC có vẻ quá rẻ, lợi nhuận tăng khiến P/E giảm, khá là hợp lý để mua.

    Nhưng hãy nhìn xem P/E lõi nào, P/E lõi bị âm (-0.01). Theo nguyên tắc, P/E bị âm thì doanh nghiệp đó không phải là doanh nghiệp tốt, nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của những doanh nghiệp có P/E âm.

    Và đây là kết quả của KDC năm 2015, tình hình kinh doanh đã phản ánh vào giá cổ phiếu ngay trong năm đó:

    hoc-phan-tich-co-ban-1001-cau-chuyen-ve-chi-so-p-e-va-ung-dung-cua-no-kakata-3.png

    Tình hình kinh doanh đã phản ánh rất sát với giá cổ phiếu.

    Lưu ý rằng sang năm 2016, KDC tăng lại là có thể là do số lợi nhuận đột biến đó tác động đến, nhưng ở đây chúng ta đang xét đến tình hình kinh doanh và chỉ số P/E cốt lõi để biết rằng, nếu không có thương vụ bán mảng bánh kẹo khiến cho doanh thu tài chính tăng đột biến đó thì tình hình kinh doanh của KDC có phần giảm sút từ đó là cho giá cổ phiếu cắm đầu đi xuống.

    Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau này.

    Tôi vừa chia sẻ xong một kiến thức khác về chỉ số P/E đó là P/E lõi. Đó là chỉ số đo lường thực tế và khách quan hơn P/E thông thường. Do đó, khi phân tích, anh em nên tính toán thêm P/E lõi để quyết định sáng suốt hơn nhé.

    Xem thêm:

    >> Học phân tích cơ bản
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] Chỉ số P/S - người bạn trung thực và đáng tin cậy của chỉ số P/E Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 21/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này