Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply - Demand và Fibonacci

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi tinychau, 23/6/19.

Lượt xem : 3,401

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-10.png
    Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tiếp cận một sự kết hợp cực kỳ đặc biệt giữa price action với công cụ supply - demand và Fibonacci. Nếu nắm vững chiến lược này, các bạn thậm chí có thể tự mình giao dịch mà không cần một sự hỗ trợ của các indicator khác nữa.

    Nghe anh em trader than rằng volume khó hiểu quá, market profile cũng khó hiểu quá. Tôi thì sử dụng hai công cụ này để giao dịch cho nên muốn chia sẻ với anh em đôi chút nhưng có vẻ không phù hợp với mọi người nên qua món khác vậy. Chủ đề thì bao la. Món ăn mà tôi có thể đưa đến cho các bạn thì nhiều vô tận. Nhưng cái chính ở đây là tôi muốn các bạn hiểu rằng chúng ta muốn đi đường dài thì nên tập trung vào cái gốc vấn đề, tức là bản chất của thị trường, đó mới chính là "chén thánh" theo quan điểm của tôi.

    Và một những công cụ phản ánh được bản chất của thị trường đó chính là supply - demand (cung - cầu) vì về cơ bản, giá chuyển động nguyên nhân cũng là vì sự chênh lệch cung cầu mà ra. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ này kết hợp cùng với price action và fibonacci đã quá quen thuộc với mọi người.

    Hãy cùng xem chiến lược này sử dụng ra sao nhé!

    Bước đầu tiên là mở sang đồ thị h1 và bắt đầu tìm kiếm các vùng tích lũy làm bùng nổ giá. Nếu bạn chưa hiểu vùng này là vùng gì thì xem hình bên dưới:

    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-1.png

    Sau khi tìm được các vùng đó xong, bạn sẽ thấy có những kháng cự / hỗ trợ xuất hiện gần gần với vùng bùng nổ giá đó.

    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-2.png

    Bây giờ tới lượt Fibonacci, bạn hãy sử dụng công cụ này kẻ từ đỉnh xuống đáy con sóng. Chúng ta để ý vùng giữa hai mức 38.2% và 61.8% - đó chính là vùng sẽ đặt lệnh chờ với điều kiện nó phải hợp lưu với vùng bùng nổ giá lúc nãy chúng ta có nói và một chút yếu tố xác nhận của price action.

    Nghe có vẻ khó hiểu, mời xem hình:

    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-3.png

    Vậy là chúng ta có hai điểm vào lệnh tốt, 2 lựa chọn vì hai vùng làm bùng nổ giá đều hợp lưu với vùng fibonacci 38.2% - 61.8%.

    Dựa vào hai yếu tố này, chúng ta sẽ kỳ vọng khi giá chạm vào 2 vùng này sẽ đảo chiều xu hướng. Lúc đó, ta sẽ vào lệnh SELL.

    Bây giờ xét tới yếu tố thứ 3 - yếu tố timing, đó là price action. Một khi giá hình thành một cây Pinbar, Outsidebar hoặc Two-Bar-Reversal tại vùng chúng ta kỳ vọng SELL, chúng ta sẽ đặt lệnh SELL.

    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-4.png

    Lần chạm đầu tiên vào vùng Fibonacci 38.2% - 61.8% chưa thỏa điều kiện SELL vì giá chưa chạm vào vùng bùng nổ giá trước đó. Giá cũng chưa hình thành thế nến nào cả. Mặt khác, ở đáy con sóng có một mẫu hình vai - đầu - vai khá vững chắc cho nên xác suất giá đi lên cao hơn là quay đầu giảm. Vào lệnh tại vùng này là hoàn toàn bất lợi.

    Kể khi có chạm vào vùng giá bùng nổ và tạo thế nến đảo chiều đi chăng nữa thì theo điều kiện thị trường hiện tại, trader cũng hạn chế vào lệnh trong trường hợp này. Phần này thuộc về kinh nghiệm.

    Vậy chúng ta xử lý sao đây, không lẽ không vào lệnh? Không, vẫn còn lựa chọn 2 cơ mà.

    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-5.png

    Vùng thứ nhất coi như xong, không hợp lý. Nhưng vùng thứ hai chúng ta có thể xem xét vào lệnh với 3 lý do:

    1. Chạm vùng supply mạnh

    2. Chạm mức Fibonacc 61.8%

    3. Thế nến pin bar báo hiệu giá đã từ chối đi lên tại vùng supply này.

    Dựa vào 3 yếu tố này, chúng ta vào lệnh SELL.

    Chiến lược này có một ưu điểm là cho ta một tỷ lệ R : R rất tốt, tệ nhất là 1.5 : 1, ngon hơn nữa là 3 : 1 (như TP 2 trên hình).

    Nếu như các bạn vẫn còn chưa hiểu chiến lược này thì tiếp tục theo dõi các ví dụ dưới đây. Chúng ta sẽ có các ví dụ thua lỗ bên cạnh các ví dụ ăn đậm để trader dễ dàng rút kinh nghiệm :

    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-6.png
    RRR 2.5:1, Ăn
    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-7.png
    RRR 2.5:1, Thua
    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-8.png
    RRR 3:1, Ăn
    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-9.png
    RRR 4:1, Ăn
    chien-luoc-giao-dich-price-action-ket-hop-supply-demand-va-fibonacci-kakata-10.png
    RRR 3:1, Ăn

    Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ cho các bạn về một chiến lược giao dịch kết hợp price action kết hợp supply - demand và fibonacci. Các bạn có thắc mắc gì thì comment bên dưới để cùng nhau thảo luận nhé.


    Xem thêm:

    >> Ba nguyên tắc cơ bản trong Ichimoku: Nguyên tắc thời gian
     
    LinhChuppy thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Video chiến lược bắt đỉnh đáy cùng MFI và MACD Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 7/12/19
    Cơ bản về Ichimoku và chiến lược giao dịch hiệu quả dành cho nhà đầu tư mới Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 1/10/19
    Chiến lược lựa chọn mua cổ phiếu theo xu hướng với RSI và ATR Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 21/5/19
    Chiến lược tìm cổ phiếu mua tốt từ hai biên của Bollinger Bands Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 15/4/19
    Bung nút cổ chai Bollinger Bands - chiến lược nhận biết giá cổ phiếu bùng nổ Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 10/3/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này