"Cổ phiếu vua" giờ lao dốc như "rau dưa, trà đá"

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 29/11/18.

Lượt xem : 1,533

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    co-phieu-vua-gio-lao-doc-nhu-rau-dua-tra-da.png

    Những Bluechip một thời như HAG, TTF, HVG, OGC, HSG,... giờ đang lao dốc không phanh với những mức giá mà có thể xem như tương đương với bó rau, ly trà đá hay ngay cả là một vé gửi xe. Cũng như trên thị trường chứng khoán nước ta hiện nay chỉ với 5.000 đồng là có thể lựa chọn hàng trăm mã cổ phiếu.


    Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), số cổ phiếu có giá từ 5.000 đồng trở xuống có tới 160 mã, chiếm tỷ lệ 20% số lượng cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường. Với giá này xem như tương đương với mớ rau, ly trà đá hay ngay cả là một vé gửi xe.

    Những "cổ phiếu vua" một thời giờ có giá "rẻ bèo" chỉ từ 5.000 đồng trở xuống

    co-phieu-vua-gio-lao-doc-nhu-rau-dua-tra-da-1.png

    Trên cả hai sàn HOSE và HNX, cổ phiếu có thị giá 5.000 đồng/CP trở xuống đến từ không ít những doanh nghiệp niêm yết lớn có tên tuổi như cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai, TTF của Gỗ Trường Thành, HVG của Thủy sản Hùng Vương, QCG của Quốc Cường Gia Lai, OGC của Tập đoàn Đại Dương ...

    Bluechip một thời HAG luôn được săn đón và thanh khoản luôn trong nhóm dẫn đầu thì giờ đây cổ phiếu này lại có giá thấp hơn mệnh giá và dao động trong khoảng 5.000 đồng/CP. Là ông lớn ở lĩnh vực gỗ và bất động sản nhưng với tham vọng muốn trở thành công ty cao su lớn nhất thế giới, khi đó Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức đã rời bỏ bất động sản để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

    Tuy nhiên bước chuyển mình này đã khiến cho tập đoàn có giá trị hơn 2 tỷ USD phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bắt đầu từ năm 2015, cổ phiếu HAG mất 60% giá trị, rớt xuống mức giá thấp kỷ lục kể từ lúc công ty lên sàn năm 2008 và theo đó tài sản bầu Đức cũng bốc hơi 5000 tỷ. Giá cổ phiếu HAG đến thời điểm hiện tại dao động ở mức 5.000 đồng/CP.

    Giống như Hoàng Anh Gia Lai, Gỗ Trường Thành (TTF) cũng đi lên từ ngành gỗ và được coi là ông vua ngành gỗ. Do những sai phạm về báo cáo tài chính năm 2016 mà giá cổ phiếu từ đỉnh 43.600 đồng/CP đã mất hơn 80% giá trị, rớt xuống 8.100 đồng/CP. Thời điểm hiện tại chỉ còn 3.200 đồng/CP khi mà công ty báo lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 là 732 tỷ đồng.

    Ông vua cá tra một thời Thủy sản Hùng Vương (HVG) cũng lâm vào khủng hoảng nợ nần. Nếu Hoàng Anh Gia Lai với tham vọng về cao su thì Hùng Vương lại mơ về một đế chế thống nhất trong ngành thủy sản bằng việc thực hiện hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Và các thương vụ này đã khiến cho chi phí của HVG gia tăng nhanh chóng mà cụ thể là chi phí lãi vay tăng do phần lớn là phải vay ngân hàng để huy động vốn. Vào thời điểm hoàng kim giá của cổ phiếu này có lúc trên 100.000đồng/CP thì hiện tại dao động ở mức 4.400 đồng/CP.

    Ngoài ra, còn có những đại gia khác cũng mất giá không phanh với thị giá chỉ còn 6.000-8.000 đồng/cổ phiếu như cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen, NKG của Thép Nam Kim, SCR của Địa ốc Sacomreal, SHB của Ngân hàng SHB, SHI của Quốc tế Sơn Hà,...

    Đó là những cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, được biết đến như là thương hiệu đại diện cho mỗi ngành kinh doanh, thì bên cạnh còn có những cổ phiếu nổi tiếng một thời được các quỹ đầu tư cũng như các nhà đầu tư săn đón mà giờ đây cũng lâm vào cảnh "lay lắt".

    Đơn cử như cổ phiếu PVX của Tổng công ty Xây lắp dầu khí VN, là "con cưng" của "ông bố giàu có" Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và gắn liền với tên tuổi của ông Trịnh Xuân Thanh.

    Lên sàn 2009 thì PVX đã có được một năm hoàng kim vào 2010 với giá 30.000 đồng/CP và là Bluechip có sức ảnh hưởng mạnh trên sàn HNX. Nhưng rất nhanh sau đó trong năm sau 2011, PVX đã cắm đầu giảm và hiện tại chỉ còn 1.100 đồng/cổ phiếu cũng như bị SGDCK Hà Nội (HNX) đưa vào diện kiểm soát.

    Nguyên nhân của việc này là do dưới thời lãnh đạo của ông Thanh, PVX đã mở rộng đầu tư ra những lĩnh vực ngoài ngành như bất động sản và khi "bong bóng bất động sản" bị vỡ thì cũng là lúc PVX lao đao. Tính đến cuối tháng 9 năm 2018, PVX đã có khoản lỗ lũy kế lên đến 3.487,3 tỷ đồng lâm vào cảnh lún sâu thua lỗ.

    Một Bluechip khác trên sàn HNX là OGC của Tập đoàn Đại Dương. Bắt nguồn từ việc Chủ tịch Hà Văn Thắm bị bắt giữ vì những sai phạm trong quá trình lãnh đạo Ngân hàng Đại Dương Ocean Bank cùng với việc Tập đoàn Đại Dương trích lập dự phòng hơn 2.000 tỷ đồng đã khiến OGC thua lỗ nặng và cổ phiếu tuột dốc chỉ còn trong vùng giá 3.000 đồng/cổ phiếu.

    Hiện tại giá cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư & Công nghiệp Tân Tạo (ITA) cũng ở mức rất thấp chỉ trong khoảng 2.700 đồng/cổ phiếu. Đây là cổ phiếu mà vào một thời chưa năm nào phải chịu cảnh thua lỗ và luôn nằm trong danh mục đầu tư của các quỹ ETF.

    Công ty Chế biến Xuất khẩu Long An (LAF) là một trong các doanh nghiệp niêm yết đầu tiên trên sàn chứng khoán nước ta và là một trong năm doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu về hạt điều. Xuất phát từ tình hình chung trong những năm gần đây của ngành điều là cung đã vượt quá cầu làm cho các doanh nghiệp đều khó khăn. Lợi nhuận năm 2017 của LAF chỉ còn 4 tỷ đồng giảm 83% so với năm 2016. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay LAF lại báo lỗ 45 tỷ đồng. Vì thế cổ phiếu lao dốc không phanh hiện đang trong vùng giá 5.000 - 6.000 đồng/cổ phiếu.

    Hàng trăm cổ phiếu có giá "rau dưa, trà đá" trên sàn

    co-phieu-vua-gio-lao-doc-nhu-rau-dua-tra-da-2.jpg

    Trong 3 năm trở lại đây, các nhà đầu tư đã được nhiều cơ hội lớn khi có sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Nhưng cũng có khá nhiều cổ phiếu sau một thời gian ngắn lên sàn đã tụt giảm rất nhanh chóng như MBG, NDF, NHP, HKT, SGO, KSQ, KLF, DBF,...

    Đa số các cổ phiếu này sẽ có diễn biến giống nhau là có những biến động khá mạnh và sau khi lên sàn sẽ có kế hoạch tăng vốn rất rình rang. Tuy nhiên giá những cổ phiếu này lại sụt giảm thê thảm sau những đợt phát hành làm cho những nhà đầu tư vào cổ phiếu này gặp rủi ro lớn.

    Cũng có những cổ phiếu khi vừa niêm yết, trong vài phiên đầu đã nhanh chóng tăng kịch trần rồi sau đó mất giá không phanh và khi đó có không ít nhà đầu tư "đuổi" theo nên gánh chịu rủi ro nặng nề.

    Qua đây ta thấy, hiện tại trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu với mức giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu nhưng có thể xem giá này vẫn còn khá đắt nếu như mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn không có chiều hướng tích cực hay tệ hơn là ngày càng ngập sâu vào nợ nần và thua lỗ.


    Xem thêm:

    >> Tác động trái chiều của chiến tranh thương mại lên ngành thép và ngành nhựa trong nước
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này