DPM - Nhìn từ góc độ phân tích cơ bản

Thảo luận trong 'Phân tích cổ phiếu' bắt đầu bởi Lo Lo, 15/9/19.

Lượt xem : 1,641

  1. Lo Lo

    Lo Lo Guest

    DPM-Nhìn từ góc độ cơ bản
    dpm-nhin-tu-goc-do-co-ban.1.jpg
    Đạm Phú Mỹ là một trong những doanh nghiệp phân bón hàng đầu Việt Nam với thế mạnh đầu ngành, với công suất khoản 800.000 tấn urea/năm, 540.000 tấn amoniac/năm với công nghệ sản xuất hiện đại, tồn kho ít. Tuy nhiên ngành phân bón giai đoạn hiện tại với sức ép về giá vận chuyển khí, biến động giá dầu khí khiến chi phí nguyên vật liệu tăng, thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh mạnh bởi phân bón nhập khẩu, tồn kho lớn, biến đổi khí hậu khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón giảm đang là những yếu tố không thuận lợi cho ngành.
    Mời anh em hãy tìm hiểu về DPM và đưa ra đánh giá của mình, liệu với thế mạnh sẵn có, DPM có đủ sức để quay lại thời kì huy hoàng?
    1. Thông tin cơ bản
    Đạm phú Mỹ là Tổng công ty con của tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN đóng vai trò quan trọng với ngành nghề kinh doanh chính là phân bón và hóa chất. Hiện nay sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC 85/Formaldehyde, H2 O2 , hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí.
    Số lượng cổ phiếu hiện tại của DPM là 391.4 triệu cổ phiếu, tương ứng với mức vốn điều lệ của công ty là 3.914 tỷ đồng.
    DPM chính thức niêm yết trên HOSE vào ngày 05/11/2007,từng là cổ phiếu vàng mang lại mức sinh lời cao cho nhà đầu tư giai đoạn 2012-2014.

    2. Cơ cấu cổ đông
    PVN: 233.204.253(59.59%)
    Nội bộ 588.400
    Cổ phiếu quỹ: 65.740
    Nhóm Edgbeston Asia equity Trust: 19.678 tr (5.03%)
    Agrimex 19,63 tr, tương ứng tỷ lệ 5,01%.
    Tổng số cổ phiếu: 391,334,260 cp
    Tổng lock: 273.1 triệu cp
    Free float: 118.2 triệu cp
    Trung bình 10 phiên: 443,309 cp
    Tỉ lệ market maker: 0.37% ( <1%,cổ phiếu không bị làm giá)

    3. Hội đồng quản trị
    Do cơ cấu cổ đông có PVN nắm gần 60% nền ngoài TV HĐQT độc lập, các thành viên còn lại đều là đại diện của PVN.
    Tại cuộc họp cổ đông bất thường tháng 4/2018, Argimex đã đề cử ông Trương Văn Hiền, sinh năm 1955, đại diện cho nhóm 4 cổ đông: Tổng công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An; CTCP Lương thực Vật tư Nông nghiệp Dak Lak; KWE Beteiligugen AG và ông Phạm Kỳ Hưng, tham gia ứng cử nhưng không được bầu. Đây là minh chứng cho việc không có sự đồng thuận giữa cổ đông PVN và các nhóm cổ đông còn lại.

    4. Lịch sử chia thưởng và cổ tức
    Mức cổ tức đều đặn 10% tiền mặt/năm
    - 13/06/2019: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 27/02/2019: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 14/06/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 21/12/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 19/05/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 29/11/2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%
    - 23/05/2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
    - 26/02/2016: Phát hành cho CBCNV 11,400,000
    - 28/12/2015: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 25%
    - 22/05/2015: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
    - 19/09/2014: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
    - 16/05/2014: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 25%
    5. Kết quả kinh doanh
    dpm-nhin-tu-goc-do-co-ban.4.png
    Trong năm 2018, Tổng công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau.
    » Về sản lượng sản xuất: Đạm Phú Mỹ đạt 816 ngàn tấn, vượt 2% KH; NPK Phú Mỹ đạt 58 ngàn tấn, vượt 17% KH; NH3 đạt 56 ngàn tấn, vượt 30% KH.
    » Về sản lượng kinh doanh: Đạm Phú Mỹ đạt 812 ngàn tấn, vượt 2% KH; NPK Phú Mỹ đạt 35 ngàn tấn, hoàn thành 100% KH; NH3 đạt 52 ngàn tấn, hoàn thành 94% KH và kinh doanh phân bón khác đạt 327 ngàn tấn, vượt 4% KH.
    » Tổng doanh thu hợp nhất: DPM ghi nhận tổng doanh thu đạt 9.297 tỷ đồng (+16% yoy), tăng trưởng chủ yếu là do (1) giá Urê tăng 11% yoy, (2) doanh thu đóng góp từ tổ hợp nhà máy NH3 – NPK hóa học mới đi vào hoạt động từ năm 2018.
    Lợi nhuận sau thuế của DPM đạt 712,5 tỷ đồng, +0,7% yoy. Nguyên nhân lợi nhuận không tăng trưởng là do (1) giá khí đầu vào tăng mạnh (+25% yoy), (2) chi phí khấu hao tăng 327,84 tỷ đồng (bằng 2,7 lần yoy) từ tổ hợp nhà máy mới, tỷ trọng trong tổng chi phí tăng từ 4% lên 8,5% năm 2018.
    dpm-nhin-tu-goc-do-co-ban.33.png

    6. kế hoạch 2019:
    Trước lo ngại PVGas tăng phí vận chuyển khí và kế hoạch bảo dưỡng nhà máy đạm Phú Mỹ trong 80 ngày, DPM đặt kế hoạch kinh doanh giảm.
    dpm-nhin-tu-goc-do-co-ban.5.png
    7. Kết quả 6 tháng đầu năm
    Doanh thu: 3528.1 tỷ(-26.7%)
    LNTT: 101.7(-78.1%)
    LNST: 89.9(-77.6%)
    EPS: 205(-75%)
    Do giá vốn hàng bán tăng , biên lợi nhuận gộp giảm từ 19.4% về 15.1%
    Ngoài ra doanh thu giảm do ngừng nhà máy để bảo dưỡng, bên cạnh đó chi phí lãi vay tăng 4.34 lần, từ 12.7 tỷ lên 55.2 tỷ.
    8 Câu chuyện

    a. Bảo dưỡng nhà máy đạm Phú Mỹ, ngừng sản xuất 80 ngày vào quý 1 và quý 2/2019
    Đạm Phú Mỹ cho biết công ty có mua bảo hiểm thiệt hại do gián đoạn kinh doanh, do vậy, lợi nhuận gộp bị mất/giảm do gián đoạn hoạt động sẽ nằm trong phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm này.
    Dự kiến công ty bảo hiểm sẽ tiến hành kiểm tra sau khi đợt bảo dưỡng hoàn tất, sau đó quyết định trường hợp này có được bảo hiểm hay không và đưa ra mức phí bồi thường.Tuy nhiên điều này không hợp lí vì bảo hiểm cho việc ngừng sản xuất để bảo trì khá không khả khi.
    Khả năng quý 2 và quý 3 kết quả kinh doanh sẽ tích cực hơn
    b. PVN sẽ tăng phí vận chuyển khí trong năm 2020
    Chi phí khí đầu vào trong 6 tháng đầu năm 2019 của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - Mã: DPM) là 6,7USD/MMBTU (tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái) do cước vận chuyển khí tăng 43% và giá dầu nhiên liệu tăng 1,9%.
    Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, quá trình thương lượng cước phí mới vẫn chưa hoàn tất.
    Hiện Tổng Công ty khí Việt Nam vẫn đưa ra mức cước 1USD/MMBTU đối với Đạm Phú Mỹ.
    Theo đó, công ty đã sử dụng mức cước 1,4USD/MMBTU khi báo cáo kết quả lợi nhuận 6 tháng/2019 trong lúc chờ đợi hoàn tất quá trình thương lượng (dự kiến là 6 tháng đầu năm 2020).
    => Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Tuy nhiên nếu giá cước phí cho đến thời gian đàm phán vẫn giữ mức giá cũ thì sẽ có lợi cho DPM nhờ phần chênh lệch giữa giá đang hoạch toán hiện tại.
    c. Thoái vốn
    Đang trình kế hoạch cho cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cả phương án sáp nhập DCM và DMP. Tuy nhiên đây là một phương án khá phức tạp.

    d. Khoản thất thoát
    284,96 tỷ đồng Đạm Phú Mỹ gửi tại ngân hàng OceanBank “chậm luân chuyển” và cũng chưa biết đến khi nào mới được tất toán, khi OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Như vậy nếu khoản tiền này được trả lại thì ĐPM sẽ có khoản tiền 284 tỷ.
    9 Kết luận
    Nhà máy Urê full công suất, nhà máy NPK là động lực phát triển mới nhưng chưa thể mang lại lợi nhuận ngay vì chi phí khấu hao lớn, bên cạnh đó áp lực lãi vay tăng mạnh do vay nợ xây dựng nhà máy là điểm trừ của DPM.Tồn kho ít là điểm lợi thế của DPM so với đạm Cà Mau
    Câu chuyện trong hai quý tới là nhà máy hoạt động bình thường, mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó theo dõi việc đàm phán chi phí vận chuyển khí để xem xét tình hình nguyên vật liệu đầu vào

    Trong năm nay và năm tới là câu chuyện thoái vốn của PVN nhưng cần theo dõi sát và chờ đợi quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    Anh em có thể theo dõi câu chuyện thoái vốn của PVN anh em nhé!
    Mức đánh giá điểm cơ bản(có yếu tố ngành và cơ bản công ty): 6/10

    Lưu ý, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, học hỏi, chia sẻ và thảo luận, không nhằm mục đích khuyến nghị mua bán. Do đó, Kakata sẽ không chịu trách nhiệm với mọi thua lỗ của nhà đầu tư.
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này