FED giảm giá và lịch sử sẽ lặp lại

Thảo luận trong 'Nhận định thị trường chung' bắt đầu bởi Tâm Baby, 12/9/24.

Lượt xem : 170

  1. Tâm Baby

    Tâm Baby New Member

    Tham gia ngày:
    19/5/24
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Ngày 19/9 sắp tới đây sẽ là ngày quan trọng nhất của giới tài chính trên toàn cầu, bởi vì ngày này Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ FED sẽ cho biết tiếp tục thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ ? Hiện nay, nhiều chuyên gia cũng đã nhận định FED chắc chắn sẽ hạ lãi suất, nhưng quan trọng là hạ 0.25% hay 0.5% đây? Và quan trọng không kém là hạ lãi suất thì thị trường chứng khoán sẽ tăng hay là giảm, chúng ta hãy cũng nhau xem lại từng cột mốc lịch sử nhé.

    - Giai đoạn tháng 08/1984- 09/1986, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại nhanh chóng, để giảm nguy cơ suy thoái FED nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất giảm từ 11.8% về 5.8% => SPX tăng mạnh trong suốt giai đoạn này.

    - Giai đoạn tháng 06/1989- 12/1992, Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra kinh tế khó khăn, lãi suất được giảm từ 9.7% về 2.7% => SPX tăng mạnh.



    upload_2024-9-12_22-13-15.png

    - Giai đoạn từ tháng 07/1995- 01/1996, trong bối cảnh áp lực lạm phát đang giảm dần, tăng trưởng kinh tế chậm lại, FED đã có 3 lần giảm lãi suất từ 6% về 5.25% => SPX tăng gần 12%.

    - Giai đoạn từ tháng 09- 11/1998, căng thẳng tài chính do cuộc khủng hoảng ở châu Á và sự sụp đổ của quỹ đầu cơ Long-Term Capital Management, FED đã 3 lần cắt lãi suất từ 5.5% xuống 4.75% => SPX tăng khoảng 14%.

    - Giai đoạn từ tháng 01/2001-06/2003, kinh tế khủng hoảng trầm trọng khi bong bóng dot-com đổ vỡ và vụ tấn công ngày 11 tháng 9, trong vòng 29 tháng FED đã 13 lần hạ lãi suất từ 6.5% về 1%. Tuy nhiên sau đó SPX vẫn giảm khoảng 32%.



    upload_2024-9-12_22-15-23.png

    - Giai đoạn từ tháng 09/2007-12/2008, đại suy thoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong 15 tháng FED đã 10 lần cắt giảm lãi suất từ 5.25% về 0% tuy nhiên SPX chỉ tăng nhẹ sau khoảng thời gian đầu, sau đó giảm mạnh hơn 40%.


    upload_2024-9-12_22-15-46.png


    - Giai đoạn từ tháng 07/-10/2019 lạm phát thấp, để chống lại rủi ro suy giảm kinh tế FED đã có 3 lần giảm lãi suất từ 2.25% về 1.5%, SPX dường như đi ngang trong giai đoạn này.

    - Tháng 03/2020, đại dịch Covid 19 xuất hiện. Tuy lãi suất được giảm từ 1.75% về gần 0% thì SPX vẫn giảm mạnh, trong tháng giảm gần 27% sau đó mới bắt đầu hồi phục lại và tăng trưởng mạnh mẽ.

    upload_2024-9-15_11-31-21.png

    Sau khi tham khảo lại lịch sử, dễ dàng nhận ra rằng SPX sẽ dao động tùy thuộc vào bối cảnh kinh tếlộ trình giảm lãi suất. Ở những giai đoạn kinh tế bắt đầu suy yếu, nới lỏng tiền tệ kịp thời và đúng lúc sẽ là động lực kích thích lại sự tăng trưởng và đó cũng là tín hiệu hỗ trợ cho sự gia tăng của SPX (những giai đoạn được tô đậm phía trên)

    Ở thời điểm hiện tại lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt và đi đúng lộ trình FED đề ra (CPI tháng 8 giảm còn 2.5% gần đạt mục tiêu lâu dài là 2%). Riêng các chỉ số kinh tế khác như PMI giảm dần, thị trường lao động suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mấp mé 4.3% chạm ngưỡng báo động suy thoái, … cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại và có chiều hướng đi xuống.

    Vậy lần này FED hạ lãi suất thì kinh tế Mỹ và SPX sẽ tiếp tục tăng trưởng như lịch sử? Cần theo dõi sát sao các tín hiệu vĩ mô cũng như lộ trình giảm lãi suất để có cái nhìn chính xác rõ ràng hơn nữa.

    Ở bài viết sau tôi sẽ phân tích cụ thể hơn về các tín hiệu kỹ thuật của SPX và Vnindex, để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về phương hướng sau này nhé.





    Nguồn: Tổng hợp.
    Tâm Baby
    SĐT: 0943 43 6699

     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 15/9/24
    Tôi Là Win thích bài này.
  2. Đang tải...


  3. Tôi Là Win

    Tôi Là Win Sad-Thủ-Tài-Chính

    Tham gia ngày:
    13/5/24
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    10
    Giới tính:
    Nam
    Thống kê này hữu ích, cảm ơn bạn
     
    Tâm Baby thích bài này.

Lượt bình luận : 1

Chia sẻ trang này