FTSE Russell đánh giá hạ bậc ở 3 tiêu chí nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 30/3/19.

Lượt xem : 1,758

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    FTSE-Russell-danh-gia-ha-bac-o-3-tieu-chi-nang-hang-thi-truong-moi-noi-cua-viet-nam.jpg

    Trong 4 tiêu chí mà FTSE Russell đánh giá, Việt Nam chỉ cải thiện được 1 tiêu chí về thị trường phái sinh,còn với 3 tiêu chí liên quan đến giao dịch, ngoại hối, lưu ký thì bị đánh hạ bậc.

    Sáng thứ Bảy ngày 30/3 (giờ Việt Nam), FTSE Russell đã công bố bản cập nhật phân hạng thị trường cổ phiếu của các quốc gia. Theo đó, Việt Nam vẫn được giữ trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2. Tuy nhiên FTSE đánh giá lại về 4 tiêu chí của Việt Nam thì có đến 3 tiêu chí bị đánh giá tiêu cực hơn so với đợt rà soát trước đó.

    Ủy ban Tư vấn Phân hạng Thị trường Quốc gia FTSE đưa ra các thay đổi về tiêu chí của Việt Nam trong đợt rà soát tháng 3/2019 như sau:

    - Thanh toán - tỷ lệ các giao dịch thất bại hiếm: Cập nhật từ “đạt” sang “N/A” do thông lệ thị trường trong việc tiến hành kiểm tra trước giao dịch.

    - Cho phép giao dịch ngoại hối: Hạ bậc từ “hạn chế” xuống “không đạt”.

    - Lưu ký - quản lý tài khoản tách biệt có sẵn cho nhà đầu tư quốc tế: Hạ bậc từ “đạt” xuống “hạn chế”.

    - Thị trường phái sinh phát triển: Nâng bậc từ “không đạt” lên “hạn chế”. Đây là điểm tích cực duy nhất ở đợt đánh giá này của Việt Nam.

    Như vậy, ở 4 tiêu chí mà FTSE Russell đánh giá, Việt Nam chỉ cải thiện được 1 tiêu chí về thị trường phái sinh, nhưng ở 3 tiêu chí liên quan đến giao dịch, ngoại hối, lưu ký bị đánh hạ bậc.

    FTSE Russell sẽ tiếp tục tham vấn với các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam để cải thiện các tiêu chí, nhằm phát triển thị trường vốn.

    Trước đó, Việt Nam được cho vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi hạng 2 vào tháng 9/2018. CTCK Bảo Việt (BVSC) trong một báo cáo đưa ra vào 2018 cũng lưu ý việc nằm trong danh sách theo dõi không đồng nghĩa là Việt Nam chắc chắn được thăng hạng. Theo tiêu chí của FTSE, kể cả khi đã thỏa mãn 9 trên 9 điều kiện tiên quyết thì Việt Nam cần vẫn sẽ phải nằm trong dánh sách theo dõi ít nhất 1 năm. Có nghĩa là nếu có những cải thiện để hoàn thiện tiêu chí cuối cùng, nhanh nhất Việt Nam sẽ được công bố thăng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 vào kỳ báo cáo thường niên tháng 9/2019.

    Trong khi đó, CTCK BIDV (BSC) nhận định nếu Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách này với nhiều ý kiến cải thiện ghi nhận thì cơ hội được xét nâng hạng vào tháng 9/2019 là không nhỏ. Tuy nhiên, với đánh giá có phần không được tích cực cho lắm ở đợt rà soát này, hành trình nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam dường như còn nhiều gập ghềnh phía trước.

    Trong quá khứ, đã có nhiều quốc gia phải nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng hơn 1 năm, đơn cử là Ả-rập Xê-út, được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng vào tháng 9/2015 và đến tháng 3/2018 mới được nâng hạng. Đối với Kuwait, được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ tháng 9/2008, nhưng rất lâu sau đến tháng 9/2017 mới được nâng hạng.

    Theo BVSC hoàn toàn khả thi về khả năng chính thức nâng lên thị trường mới nổi hạng 2 của Việt Nam trong kỳ 9/2019 tới. Bởi vì Chính phủ đang gấp rút hoàn thiện Luật chứng khoán sửa đổi với mục đích để thị trường được MSCI và FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi vào thời gian tới.

    Cùng với nước ta, còn có 3 nước khác cũng được giữ lại trong danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell như sau:

    - Argentina: Từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi hạng 2
    - Romania: Từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi hạng 2
    - Tanzania: Lên thị trường cận biên

    Xem thêm:


    >> Thị trường chứng khoán với quyền lực ngầm



     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này