Hiệp định CPTPP mang lại cơ hội đầu tư nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam?

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 12/11/18.

Lượt xem : 1,523

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    hiep-dinh-cptpp-mang-den-nhung-gi-1.png

    Chiều ngày 12/11, Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP đã được Quốc hội thông qua mở ra cơ hội mới cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ, tích cực và lâu dài.

    11 nước thành viên tham gia CPTPP bao gồm: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

    Thông qua việc mở cửa thị trường nhờ tham gia CPTPP sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh cũng như lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các nước trong Hiệp định, được thực hiện qua:

    - Xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình.

    - Tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.

    Lợi ích khi Việt Nam tham gia CPTPP:

    - Góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các nước lớn: Nhật Bản, Úc, Canada, Mexico, ...

    - Thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

    - Về lâu dài Việt Nam sẽ cải cách mọi mặt để thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định, thông suốt và rõ ràng.

    Theo đánh giá của công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định CPTPP mang đến cho các nhóm ngành kinh tế trong nước thì cũng có một số ngành cũng chịu áp lực cạnh tranh. Do đó các doanh nghiệp niêm yết thuộc các ngành cũng sẽ gặp phải những cơ hội và thách thức tương tự.

    1. Các ngành nhận được lợi thế nhiều nhất: Dệt may, Thủy sản, Logistic và Bất động sản

    hiep-dinh-cptpp-mang-den-nhung-gi-2.png

    Ngành dệt may

    Hiện nay, giá trị xuất khẩu của nước ta sang các nước thành viên CPTPP chỉ chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may. Khi so sánh với giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ gần 38% là thấp hơn rất nhiều.

    Trong các nước thành viên CPTPP thì xuất khẩu sang Nhật chiếm tỷ trọng cao nhất 8,8% tương đương khoảng 4,1 tỷ USD. Trong số các doanh nghiệp niêm yết của ngành thì May Việt Tiến (VGG) xuất khẩu sang Nhật chiếm 32%, kế đến May Thành Công (TCM) chiếm 10% và sau cùng là May Sài Gòn (GMC) chiếm 3,7%.


    Ngành thủy sản

    Hàng năm giá trị xuất khẩu của ngành sang các nước thành viên chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu của ngành tương đương khoảng 2 tỷ USD. Xuất khẩu sang Nhật chiếm trên 15%.

    Xuất khẩu cá ngừ, tôm, bạch tuộc sang thị trường này chiếm ưu thế. Nổi bật trong ngành có Thủy sản Minh Phú (MPC), Thực phẩm Sao Ta (FMC). Riêng MPC có ưu thế lớn là chiếm 6% thị trường tôm thế giới và doanh nghiệp đang có kế hoạch nâng lên mức 25% thị trường thế giới.


    Logistic

    Ngành này cũng được hưởng lợi đáng kể từ CPTPP. Theo ước tính, năm 2018, tốc độ tăng trưởng của hàng hóa qua các cảng biển Việt Nam có thể ổn định ở mức 8-9% và các cảng ở phía Bắc thì nguồn cung không đủ cho nhu cầu.

    Bất động sản

    Đây là ngành cũng nhận được nhiều cơ hội từ luồng vốn đầu tư nước ngoài. Được nhận định là nguồn cung cấp cho các nhu cầu lớn như: phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cần có các khu công nghiệp và văn phòng cho thuê, cho nhu cầu nơi ở thì cần các khu căn hộ cao cấp, biệt thự, nhà phố và nhu cầu mua sắm, giải trí, nghỉ dưỡng là các trung tâm thương mại, resort, khu du lịch, sân golf,...

    Khu công nghiệp

    Theo đánh giá thì việc hưởng lợi từ Hiệp định sẽ không nhiều cho dù 2 nước thành viên Nhật và Singapore là hai trong số nước có vốn FDI lớn đầu tư vào Việt Nam. Do Mỹ rút khỏi Hiệp định nên kỳ vọng có một thị trường giao thương lớn từ nước này không còn. Vì vậy kế hoạch đầu tư và mở rộng sản xuất cho mục tiêu này cũng rút lại. Thay vào đó, việc thu hút vốn FDI chủ yếu là do các tác động sau:

    - Ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nên có sự chuyển dời sản xuất từ Trung Quốc sang nước ta.

    - Đầu tư vốn vào Việt Nam nhằm phục vụ cho thị trường tiêu dùng tại Việt Nam và Đông Nam Á.


    2. Các ngành phải chịu thách thức lớn: Tài chính, Nông nghiệp, Dược phẩm và Thức ăn chăn nuôi

    hiep-dinh-cptpp-mang-den-nhung-gi-3.png

    Ngành Nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, mía đường và sữa

    Do có nguồn nhập khẩu từ Australia và New Zealand nên đây là những ngành phải chịu thách thức lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn đối với sự canh tranh của các sản phẩm thực phẩm ngoại có chất lượng tốt từ các nước CPTPP khác.

    Dược phẩm

    Do thời gian bảo hộ cho thuốc bản quyền dài và thuế nhập khẩu giảm nên ngành dược phẩm sẽ chịu áp lực hơn. Năm trước, nước ta đã nhập 2,8 tỷ USD dược phẩm và hiện CPTPP được ký kết và thông qua thì giá trị nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng lân. Trong nhóm CPTPP thì Canada, Nhật, Mexico là các nước thuộc 20 nước lớn trên thế giới về sản xuất dược phẩm. Ngoài ra còn phải chịu tác động từ nguồn nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc khi Việt Nam ký FTAs song phương và đa dạng.

    Tài chính

    Không cần phải đặt chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, giờ đây các định chế tài chính từ Úc, Canada và Nhật có thể bán sản phẩm dịch vụ tài chính sang nước ta. Tuy có sự hỗ trợ của chính phủ và một số ngân hàng lớn đã cải thiện nền tảng nhưng không phủ nhận hệ thống tài chính Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn chưa thực mạnh.


    Xem thêm:

    >> Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và cơ hội cho chứng khoán Việt Nam
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Nhận định về thị trường thế giới và Việt Nam trong thời gian tới Tin tức kinh tế - xã hội 22/7/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này