Kịch bản xấu nhất cho Yeah1

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 9/3/19.

Lượt xem : 2,190

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    kich-ban-xau-nhat-cho-yeah1-1.jpg

    Yeah1 có khả năng phải hạch toán lỗ 12 triệu USD cho khoản đầu tư vào ScaleLab nếu đàm phán với YouTube không thành công.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/3, cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG) tiếp tục giảm sàn và là phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu này, vốn hóa của Yeah1 đã bốc hơi hơn 30%, sau sự cố với YouTube.

    Theo đó, Youtube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) sau ngày 31/3/2019 đối với các công ty con/công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Yeah1 bao gồm Yeah1 Network, ScaleLab, SpringMe, 2 công ty mà Yeah1 vừa thực hiện mua lại gần đây.

    CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) đưa ra nhận định về cổ phiếu YEG liên quan đến sự việc trên. Theo kịch bản xấu nhất, nếu đàm phán với YouTube không thành công thì Yeah1 Network, ScaleLab và SpringMe sẽ không còn là các nhà mạng MCN của YouTube và không được tiếp tục quản lý kênh của bên thứ 3.

    Như vậy dẫn đến kết quả kinh doanh của Yeah1 sẽ bị tác động như sau:

    (1) Yeah1 không còn ghi nhận doanh thu từ quản lý kênh của bên thứ 3.

    (2) Không còn doanh thu từ ScaleLab do hầu hết doanh thu của ScaleLab là từ quản lý kênh của bên thứ 3.

    (3) Yeah1 phải trích lập hết và xóa khoản đầu tư vào ScaleLab, cũng như hạch toán lỗ 12 triệu USD. Đây là khoản tiền YEG đã thanh toán cho thương vụ mua cổ phần hồi đầu năm.

    Cũng cần nói thêm, ngoài khoản 12 triệu USD, YEG phải trả thêm 8 triệu USD còn lại của thương vụ này nếu ScaleLab đạt chỉ tiêu kinh doanh như thỏa thuận.

    Trước đó, nhờ vào hợp nhất ScaleLab, Yeah1 trở thành 1 trong 3 đối tác đa kênh (MCN) lớn nhất toàn cầu với hơn 3000 kênh và 6,9 tỷ lượt xem mỗi tháng. YEG kỳ vọng dùng ScaleLab là bàn đạp để vươn ra thị trường quốc tế, đồng thời tối ưu hóa chi phí thông qua việc các đầu việc quản lý và sáng tạo nội dung được đem về các nước có chi phí thấp như Việt Nam.

    Hiện tại, 3 nguồn thu chính của Yeah1 Network bao gồm:

    (1) Từ các kênh mà Yeah1 sở hữu: Phía quảng cáo sẽ trả tiền cho YouTube để người xem YouTube xem quảng cáo của họ, khi đó YouTube chia 55% doanh thu từ đây cho người sở hữu kênh video trên YouTube. Trong trường hợp này là Yeah1.

    (2) Từ hoạt động mạng đa kênh:

    - Vai trò là 1 nhà mạng đa kênh, Yeah1 tạo ra doanh thu từ tuyển chọn và quản lý từ các kênh YouTube của bên thứ 3.

    - Vai trò là 1 nhà mạng MCN, Yeah1 Network cung cấp những dịch vụ: kiếm tiền trên mạng, quản trị bản quyền số, khuyến mãi chéo, phát triển người xem mục tiêu, phát triển sản phẩm, hợp tác tài trợ thương hiệu cho người sở hữu kênh và người sáng tạo nội dung. Nguồn thu bao gồm: Người quảng cáo trả cho YouTube, YouTube trả 55% số tiền thu được cho các nhà mạng MCN, và các nhà mạng MCN giữ 5-30% số tiền nhận được từ YouTube cho dịch vụ cung cấp đến người sở hữu kênh.​

    (3) Cho thuê quảng cáo trực tiếp: các nhà quảng cáo làm việc trực tiếp với Yeah1 để quảng cáo sản phẩm trên các kênh Yeah1.

    CTCK HSC điều chỉnh giảm doanh thu thuần năm 2019 của YEG còn 1.807 tỷ đồng, thấp hơn 64% so với dự báo lúc trước đây 2.830 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm 83,3%, chỉ còn hơn 26 tỷ đồng.

    Ở một diễn biến khác, Hội đồng Quản trị Yeah1 đã thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ, dự kiến sẽ mua lại 600.000 cổ phiếu quỹ. Giá mua theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch. Trước đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Phó Tổng Giám đốc của Yeah1, đã đăng ký mua vào tổng cộng 150.000 cổ phiếu YEG. Động thái đăng ký mua cổ phiếu quỹ trong bối cảnh Yeah1 vừa gặp sự cố đã khiến cổ phiếu bị bán tháo và giảm sàn 5 phiên trong tuần qua.

    kich-ban-xau-nhat-cho-yeah1-2.png
    Diễn biến giá cổ phiếu YEG

    Cổ phiếu YEG đã mất 30% giá trị khi giảm từ 245.000 xuống còn 170.600 đồng vào phiên cuối tuần 8/3 và lượng dư bán sàn vẫn còn rất lớn khi đóng cửa phiên giao dịch. Vì vậy, nếu chưa có thông tin thật sự tích cực thì đà giảm YEG sẽ khó có thể kết thúc.


    Xem thêm:

    >> Vốn ngoại đang đổ vào ngành dược
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này