Nhận Diện Tín Hiệu Mua Bán Cùng Ord Volume - Góc Nhìn Mới Về Phân Tích Volume

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi AnPham213, 1/10/24.

Lượt xem : 155

  1. AnPham213

    AnPham213 Active Member

    Tham gia ngày:
    20/10/22
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    22
    Giới tính:
    Nam
    Nhận Diện Tín Hiệu Mua Bán Cùng Ord Volume - Góc Nhìn Mới Về Phân Tích Volume

    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-1.png

    Xin chào anh chị em, mình là An. Nếu mọi người hỏi em trong trading hay đầu tư, nếu chỉ được phép sử dụng 1 chỉ báo duy nhất (dĩ nhiên là ngoài giá) mà vẫn đủ công cụ để hành nghề thì em sẽ giữ lại chỉ báo gì? câu trả lời chắc chắn của em đó là volume (khối lượng). Theo thời gian mối quan hệ giữa giá và khối lượng đã chứng minh được tính hiệu quả, đặc biệt là những anh chị em giao dịch theo trường phái Trend following. Vì volume là công cụ nhận diện dấu vết của dòng tiền lớn cực kì hiệu quả - lý do là người khổng lồ (dòng tiền thông minh) khi di chuyển họ sẽ để lại dấu vết.

    Nếu ai vẫn nghiên cứu về một phương pháp phân tích chỉ dựa vào giá và khối lượng là chính thì đừng bỏ lỡ này. Vì hôm nay An xin giới thiệu một cách tiếp cận mới trong cách phân tích khối lượng. Phương pháp đó chính là Ord volume.
    Đây là một phương pháp khá hay của Timothy Ord, đến năm 2004 bằng kinh nghiệm vài chục năm lăn lộn trên thị trường thì ông cho ra mắt phần mềm Ord volume. Mọi kiến thức hôm nay em lấy ra trong quyển này nhé mọi người, ai quan tâm có thể kiếm đọc để hiểu hơn.

    1. Quan hệ giữa giá và khối lượng?

    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-2.png

    Nói về quan hệ giữa giá và khối lượng. Đơn giản hoá mọi người có thể tưởng tượng volume nó giống như nhiên liệu trong một chiếc xe vậy đó. Khi xe muốn chạy nhanh hay lên dốc mạnh (đại diện cho giá) thì mọi người đạp ga mạnh khiến nhiên liệu được đẩy nhiều vào buồng đốt, càng nhiều nhiên liệu vào buồng đồng thì xe chạy càng nhanh, càng mạnh. Trong các ví dụ tiếp theo mình sẽ thay từ khối lượng giá, ord volume thành từ năng lượng để mọi người dễ hình dung nhé.

    2. Tại sao lại là Ord Volume?
    Trước khi đi vào tìm hiểu thì mình đọc qua 2 nguyên tắc này nhé mọi người, đây là 2 nguyên tắc mà Tim Ord sẽ sử dụng xuyên suốt quá trình phân tích của mình.

    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-3.png
    2 nguyên tắc trong việc phân tích Ord Volume


    Chúng ta hãy đi vào một ví dụ về cổ phiếu ABC: Dưới đây là ví dụ về cổ phiếu ABC, trong ví dụ này chúng ta có 2 sóng 1 tăng và 1 giảm. Tống khối lượng của 4 ngày tăng giá là 8000 và 3 ngày giảm giá cũng có khối lượng là 8000. Do đó chỉ dựa vào 2 con số bằng nhau này chẳng nói lên được điều gì cho chúng ta. Lúc này Tim Ord ông đưa ra khái niệm Ord volume nó là khối lượng trung bình ngày của một con sóng.

    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-4.png

    Biểu đồ cổ phiếu ABC

    Diễn giải dưới góc nhìn Ord volume, thì ord volume của 2 sóng tính như sau:

    #1 Sóng tăng là 2000: Lấy 8000 chia cho 4 ngày giao dịch
    #2 Sóng giảm là 2666: Lấy 8000 chia cho 3 ngày giao dịch

    Từ đó dưới góc nhìn Ord volume ta có thể nói năng lượng của sóng giảm đang lớn hơn năng lượng sóng tăng. Theo nguyên tắc thứ nhất của Ord volume nói trong uptrend năng lượng (khối lượng) của sóng tăng nên lớn hơn năng lượng (khối lượng) của sóng điều chỉnh. Từ đó Ord volume kết luận: năng lượng sóng tăng đang nhỏ hơn năng lượng sóng tăng 33% với mức chênh lệch năng lượng này năng lượng tăng đang chuyển sang năng lượng giảm do đó với mức năng lượng này giá sẽ không thể đẩy lên cao hơn được nữa - Xem hình ảnh bên dưới.

    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-5.png
    Volume của cổ phiếu ABC dưới phân tích Ord volume


    3. Nhận diện tín hiệu bán cùng Ord volume
    Từ những cơ sở phân tích ở phân trên của Ord volume thì chúng ta sẽ có những setup cho tín hiệu mua và bán, phần này chúng ta đi tới tín hiệu bán trước.

    Cơ sở phân tích: Để một cổ phiếu tiếp tục tăng thì năng lượng của sóng tăng sau (sóng C) phải bằng hoặc lớn hơn sóng tăng trước đó (sóng A). Nếu năng lượng của sóng C sụt giảm 50% so với sóng A cho thấy mức năng lượng này không thể giữ cho xu hướng tăng hiện tại đi xa hơn được nữa. Đi vào Setup 1 nhé mọi người.

    Lưu ý: Con số 50% là con số khuyến nghị của Tim Ord, nhưng sau một thời gian mình backtest thì mức sụt giảm năng lượng 30% thì setup đã hoạt động rất tốt.

    Setup tín hiệu bán 1 cùng Ord volume, gồm 3 bước:
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-6.png

    Setup tín hiệu bán 2 cùng Ord volume, gồm 3 bước:

    Set up này chúng chỉ khác setup 1 đó là chúng ta so sánh mức năng lượng của sóng C so với sóng B, nếu mức sụt giảm là 50% (con số Tim Ord khuyến nghị)
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-7.png


    Setup tín hiệu bán 3 cùng Ord volume, gồm 3 bước:
    Ở Setup này sẽ hơi khác 2 setup bên trên, đó là khi năng lượng ở sóng C quá yếu dẫn đến không thể đẩy sóng C lên tới mức đỉnh của sóng A. Vì vậy ta có setup 3 này. Do đó setup này chúng ta sẽ xác định 1 hỗ trợ ở đáy sóng B, khi giá giảm đóng dưới mức này thì cho tín hiệu bán.
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-8.png
    Dưới đây là hình ảnh của phần mềm Ord Volume, hình này mình lấy trong sách mình có đề cập ở đầu bài. Ở ví dụ này mọi người thấy nó thoả cả 2 setup bán. Bước 1: so sánh sóng tăng C và sóng tăng A (setup 1), so sánh sóng tăng C với sóng giảm B cả hai so sánh đều có kết quả sụt giảm 50% (thoả bước 1). Bước 2 vẽ đường kháng cự trên đỉnh sóng A. Bước 3: Khi sóng C đi tăng vượt đỉnh kháng cự sóng A nhưng lại không giữ được mức giá cao này mà lại đóng dưới mức kháng cự, cho ta một tín hiệu bán. Lưu ý là về lý thuyết nếu giá vượt đỉnh nhưng lại không giữ được mức giá này mà lại quay về đóng bên dưới thì đây là một tín hiệu của giảm giá.

    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-9.png

    Ord volume thì chỉ có ở chứng khoán Mỹ, với cái phần mềm này cũng mắc lắm. Không có Ord Volume thì mình xài Ord volume phiên bản Amibroker nhé cả nhà.


    Dưới đây là ví dụ về cổ phiếu SSI: Như mọi người có thể thấy ở đây chúng ta cũng có dạng setup 3 vì sóng C không thể đẩy lên tới đỉnh sóng A.
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-10.png


    4. Nhận diện tín hiệu mua cùng Ord volume
    Tín hiệu mua nó như là anh em song sinh với tín hiệu bán vậy đó mọi người.

    Setup mua 1
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-11.png

    Setup mua 2
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-12.png


    Dưới đây là 1 ví dụ về tín hiệu mua của cổ phiếu VND
    nhan-dien-tin-hieu-mua-ban-cung-ord-volume-goc-nhin-moi-ve-phan-tich-volume-13.png

    Bài viết tới đây là hết. Hi vọng sau bài viết này sẽ giúp anh chị em có thể góc nhìn khác về việc đánh giá volume ngoài nhưng cách mà chúng ta vẫn thường làm thì cách nhận diện theo hướng tiếp cận này cho chúng ta có cái nhìn rất trực quan về vùng tích luỹ và phân phối để có thể mua theo. Bên cạnh đó hi vọng là anh chị em cũng có thể áp dụng phương pháp này vào phương pháp sẵn có nhất là nhưng ace đang sử dụng phương pháp Wyckoff/VSA hay mẫu hình thì đây sẽ là cánh tay trái hữu ích rất nhiều. Chúc anh chị em giao dịch thành công.

    -----------------------------------------------------------------------
    Thông tin liên hệ
    An Pham|Trend Following
    0326.017.170
    Group zalo cộng đồng: https://zalo.me/g/edmigk069
    -----------------------------------------------------------------------
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/24
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này