Nguyên lý sóng Elliott - mối quan hệ giữa thời gian và giá trong các con sóng đẩy

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 18/9/19.

Lượt xem : 4,900

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    nguyen-ly-song-elliott-moi-quan-he-giua-thoi-gian-va-gia-trong-cac-con-song-day-kakata.png

    Sóng đẩy hay Impulse wave chính là đối tượng mà các nhà đầu tư theo trường phái Elliott luôn tìm kiếm bởi nó cho chúng ta rất nhiều cơ hội từ điểm mua, điểm bán cho đến điểm đặt chốt lời và dừng lỗ.


    Theo nguyên lý sóng Elliott thì các con sóng này phải luôn hài hòa với nhau. Rất nhiều người theo Elliott cố tình đếm sóng sai lệch dẫn đến việc nhìn các mẫu hình rất dị dạng, không cân xứng giữa độ lớn và thời gian của các con sóng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đếm sóng Elliott trở nên không hiệu quả.

    Hiểu được vấn đề này, hôm nay tôi lại tiếp tục chia sẻ với anh em một concept khác nói về sự hài hòa trong mối quan hệ giá và thời gian trong các con sóng đẩy.

    MỐI QUAN HỆ GIÁ CỦA CÁC CON SÓNG ĐẨY

    Sóng đẩy 1

    Nếu sóng đẩy 1 không mở rộng thì sóng hai có thể lùi về tối đa 99% sóng 1. Sóng 3 sẽ bằng ít nhất là 101% sóng 1 Nếu sóng 3 lớn hơn 261.8% so với sóng 1 thì sóng 3 chắc chắn là sóng mở rộng, và trong trường hợp này sóng 5 sẽ chỉ bằng (hoặc thấp hơn) 61.8% sóng 3.

    Nếu sóng đẩy 1 mở rộng thì sóng 2 chỉ hồi về tối đa là 38.2% sóng 1. Sóng 3 sẽ chỉ bằng 61.8% sóng 1 (thậm chí là ít hơn) và sóng 5 sẽ ngắn hơn sóng 3.

    Sóng điều chỉnh 2

    Sóng 2 và sóng 4 thường sẽ có tổng tỷ lệ hồi bằng 100%. Ví dụ, nếu sóng 2 hồi 35% so với sóng 1 thì sóng 4 hồi 65% so với sóng 3. Tương tự như vậy, nếu sóng 2 hồi 60% sóng 1 thì sóng 4 hồi khoảng 40% sóng 3.

    Sóng đẩy 3

    Nếu sóng đầy 3 mở rộng thì sóng 3 ít nhất bằng 161.8% sóng 1. Nếu sóng 3 lớn hơn 261.8% sóng 1 thì sóng 3 nhất định là sóng mở rộng và lúc đó sóng 5 sẽ bằng 161.8% sóng 3.

    Nếu sóng 3 mở rộng và sóng 2 là sóng phức thì sóng 5 có thể sẽ bằng hoặc ngắn hơn sóng 1.

    Nếu sóng 3 mở rộng và sóng 4 là sóng phức thì sóng 5 có thể sẽ bằng hoặc dài hơn sóng 1.

    Nếu sóng 3 mở rộng và sóng 1 rất nhỏ so với sóng 3 thì sóng 5 sẽ bằng toàn 38.2% chiều dài sóng 1 và sóng 3 cộng lại.

    Sóng điều chỉnh 4

    Sóng 2 và sóng 4 thường sẽ có tổng tỷ lệ hồi bằng 100%. Ví dụ, nếu sóng 2 hồi 35% so với sóng 1 thì sóng 4 hồi 65% so với sóng 3. Tương tự như vậy, nếu sóng 2 hồi 60% sóng 1 thì sóng 4 hồi khoảng 40% sóng 3.

    Sóng đẩy 5

    Nếu sóng 5 là sóng mở rộng thì sóng 5 ít nhất bằng 161.8% sóng 3. Hoặc sóng 5 dài ít nhất bằng 100% tổng sóng 1 và 3 cộng lại. Tuy nhiên, sóng 5 sẽ ngắn hơn 261.8% tổng sóng 1 và sóng 3.

    Lưu ý: sóng nhỏ 1 của sóng 3 hoặc sóng 5 phải chạm hoặc vượt qua điểm cuối của con sóng đẩy trước đó (sóng 1 lớn chẳng hạn)

    MỐI QUAN HỆ THỜI GIAN CỦA CÁC CON SÓNG ĐẨY

    Khi xét về thời gian thì có một quy tắc như sau: 3 con sóng liền kề không bao giờ được kéo dài cùng 1 lượng thời gian.

    Ví dụ, nếu sóng 1 và sóng 2 có độ dài về thời gian tương đương nhân thì sóng 3 phải kéo dài hơn hoặc ngắn hơn so với 2 con sóng trước đó. Thông thường thì sóng 3 sẽ có thời lượng bằng tổng thời lượng của sóng 1 và sóng 2.

    Nếu sóng 2 dài hơn nhiều so với sóng 1 thì sóng 3 có thể tương đương với sóng 1 hoặc tỷ lệ với sóng 1 theo tỷ lệ Fibonacci.

    Nếu sóng 1, sóng 2 và sóng 3 có thời lượng khác nhau thì chúng sẽ tương quan với nhau theo Fibonacci.

    Nếu sóng 1, sóng 2 và sóng 3 có thời lượng giống nhau thì tức là sóng 3 chưa xong hoặc sóng 3 này ở cấp thấp hơn.

    Có một câu hỏi mà người ta luôn hỏi: sóng đẩy và sóng điều chỉnh sẽ tương quan như thế nào với nhau nếu xét theo thời gian. Câu trả là hầu hết thời gian thì sóng điều chỉnh thường sẽ kéo dài hơn sóng đẩy.

    Tôi tin bài viết này có thể là duy nhất về mối quan hệ giá và thời gian giữa các con sóng đẩy. Hy vọng anh em có thể vận dụng tốt được nó. Sang bài sau tôi sẽ nói về mối quan hệ giá và thời gian giữa các con sóng điều chỉnh. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này