Nguyên lý sóng Elliott - phương pháp nhận biết sóng Zigzag và ứng dụng

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 23/8/19.

Lượt xem : 3,859

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    nguyen-ly-song-elliott-phuong-phap-nhan-biet-song-zigzag-va-ung-dung-kakata.png

    Ở trong đồ thị dưới đây chúng ta thấy sóng A là một mẫu hình 5 sóng đơn giản. Làm sao tôi biết được điều đó. Đơn giản là bạn sẽ mở khung thời gian nhỏ hơn và kiểm tra xem giá có phá vỡ quy tắc của 5 sóng đẩy hay không: sóng 3 không được ngắn nhất, sóng 4 không đi vào vùng sóng 1. Mặc khác, sóng C là một mẫu hình 5 sóng mở rộng.


    Mẫu hình sóng Zigzag thường xuất hiện nhiều nhất khi có một xu hướng trở nên quá mạnh và bắt đầu điều chỉnh. Giá thường sẽ hồi về bằng mẫu hình sóng Zigzag trước khi tiếp tục với xu hướng chính. Trên thực tế, thực sự không dễ để nhìn ra được mẫu hình Zigzag nằm trong một con sóng lớn. Ví dụ trên đây được coi là ví dụ điển hình để bạn có thể phát hiện ra chúng một cách dễ dàng.

    Các mẫu hình zigzag luôn luôn tọ ra một mẫu hình 5 sóng đầu tiên tại điểm bắt đầu. Tuy nhiên, đôi khi mẫu hình 5 sóng này sẽ có ngoại lệ và nó giống như mô hình cái nêm (the wedges). Trường hợp này khá là hiếm.

    nguyen-ly-song-elliott-phuong-phap-nhan-biet-song-zigzag-va-ung-dung-kakata-1.png

    Nếu bạn vẫn thấy khó hiểu, hoặc quá khó để phát hiện ra chúng. Không sao cả, tôi sẽ tiếp tục giải thích một cách cụ thể hơn.

    Bạn có đồng ý với tôi rằng: một con sóng đẩy (impulse) luôn luôn sẽ có cấu trúc 5 sóng đúng không? Chúng ta sẽ bám vào quan điểm này.

    Mẫu hình 5 sóng sẽ hoàn thành 1 con sóng đẩy. Nhưng với sóng điều chỉnh, khi xuất hiện sóng đẩy thì nó chưa kết thúc, tức là sẽ vẫn còn điều chỉnh chứ chưa quay đầu về xu hướng lớn. Vì thế, với khi một mẫu hình điều chỉnh bắt đầu hình thành với con sóng đầu tiên bao gồm 5 con sóng đẩy thì bạn biết rằng sẽ còn 2 con sóng nữa và một trong hai con sóng đó cũng là con sóng đẩy bao gồm 5 sóng (chính là sóng C).

    Đúng là như vậy, tất cả mọi sóng điều chỉnh, chỉ ngoại trừ một loại, đều có con sóng cuối cùng là một con sóng đẩy bao gồm 5 sóng. Đối với mẫu hình óng Zigzag thì nó sẽ là con sóng thứ 3, cũng là con sóng kết thúc mẫu hình để quay trở về xu hướng lớn.

    nguyen-ly-song-elliott-phuong-phap-nhan-biet-song-zigzag-va-ung-dung-kakata-2.png
    Đố bạn biết đây là mã cổ phiếu nào?
    Nếu bạn chưa thấy rõ cấu trúc sóng trong mẫu hình sóng Zigzag, tôi sẽ phóng to hơn:

    nguyen-ly-song-elliott-phuong-phap-nhan-biet-song-zigzag-va-ung-dung-kakata-3.png

    Một câu hỏi khác đặt ra là làm sao bạn biết đây chỉnh là một con sóng điều chỉnh trong một xu hướng lớn chứ không phải là con sóng đảo chiều một xu hướng lớn. Đơn giản bằng việc đếm sóng bạn cũng có thể đoán được xu hướng lớn đi chưa đủ 5 sóng. Thứ hai, nếu bạn dùng RSI để xác định thì có thể sẽ tăng độ tự tin hơn. Theo "Read Technical Analysis for the Trading Professional" của bà Constance Brown thì trong xu hướng tăng, khi giá kết thúc sự điều chỉnh của mình thì RSI thường đạt mức 40 - 45 và hiếm khi đi xuống sâu hơn nữa. Mặc khác, bạn để ý giá và RSI sẽ tạo phân kỳ (có thể là phân kỳ ẩn) tại chân sóng pullback này. Và khi đó bạn có thể tự tin rằng giá chỉ điều chỉnh (pullback) chứ không phải đảo chiều xu hướng lớn. Và dĩ nhiên, nếu bạn xác định sóng zigzag đã hoàn thành thì đó là lúc bạn nhảy vào thị trường và mua theo xu hướng lớn.

    nguyen-ly-song-elliott-phuong-phap-nhan-biet-song-zigzag-va-ung-dung-kakata-4.png

    Tôi nghĩ rằng đọc đến đây có thể bạn đã hiểu thêm một phần nào đó về cấu trúc 5 sóng rồi đúng không? Nó có thể được tìm thấy trong xu hướng lớn hoặc trong sự điều chỉnh xu hướng. Nhưng ở mỗi vị trí nó sẽ mang một thông điệp khác nhau. Khi một mẫu hình sóng điều chỉnh bắt đầu với cấu trúc 5 sóng, bạn có thể chắc chắn 1 điều: chỉ có thể là sóng Zigzag mà thôi.

    Tôi rất thích mẫu hình này, vì nếu nắm bắt đúng, chúng ta có thể giao dịch cả những lúc ngược xu hướng (đối với phái sinh) hoặc có điểm mua vào thuận theo xu hướng chính.

    Bảo Khánh - fb/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
    xanhchin and (deleted user) like this.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này