Những doanh nghiệp trên sàn báo lỗ lớn nhất năm 2018

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 29/1/19.

Lượt xem : 1,957

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    nhung-doanh-nghiep-tren-san-bao-lo-lon-nhat-nam-2018-1.jpg

    Chỉ riêng trong quý IV/2018, có hơn 70 doanh nghiệp niêm yết báo lỗ còn tính chung cả năm 2018, con số này đã giảm xuống còn khoảng 38 doanh nghiệp. Trong đó, năm 2018 vừa qua ngành thép đối mặt với rất nhiều khó khăn khi giá thép biến động thất thường khiến các doanh nghiệp trong ngành sụt giảm lợi nhuận thậm chí báo lỗ.

    Quý IV/2018 có hơn 70 doanh nghiệp niêm yết báo lỗ

    nhung-doanh-nghiep-tren-san-bao-lo-lon-nhat-nam-2018-2.png

    Chỉ riêng trong quý IV/2018, có hơn 70 doanh nghiệp niêm yết báo lỗ. Đáng chú ý với khoản lỗ "khủng" nhất thuộc về Lọc dầu Bình Sơn (BSR) với báo lỗ kỷ lục lên đến 1.027 tỷ đồng riêng ở quý IV/2018, trong đó phần lỗ thuộc về công ty mẹ là 1.010 tỷ đồng. BSR giải thích nguyên nhân do "giá dầu thô và giá sản phẩm giảm đột ngột và nhanh trong thời gian ngắn" làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh BSR gặp bất lợi.

    Tiếp đến là Công nghiệp - DV - TM Ngọc Nghĩa (Nhựa Ngọc Nghĩa-NNG), với khoản lỗ đến 420 tỷ đồng, nguyên nhân bởi doanh thu của NNG bị giảm sút trong khi các chi phí quản lý lại tăng đột biến do trích lập dự phòng, trong khi quý IV/2017 NNG lãi 58 tỷ đồng.

    Quý IV/2018, các doanh nghiệp thép tiếp tục đối mặt với khó khăn. Thép Việt Ý (VIS) bất ngờ có khoản lỗ lên tới 195 tỷ đồng, là khoản lỗ lớn nhất VIS từng có trong 1 quý từ trước tới nay. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp mà VIS báo lỗ, kết quả chưa từng xảy ra từ trước tới nay.

    Bên cạnh đó, là các công ty thép như Thép Dana-Ý (DNY), Đầu tư Thương mại SMC (SMC). Trong đó, DNY do bị dừng hoạt động sản xuất ở quý IV/2018 nên lỗ hơn 61 tỷ đồng, trước đó cổ phiếu DNY bị Sở GDCK Hà Nội quyết định đưa vào diện cảnh báo do DNY đã tạm ngưng các hoạt động SXKD chính từ 3 tháng trở lên, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.

    Đối với SMC đã báo lỗ hơn 43 tỷ đồng trong quý IV/2018 xuất phát từ nguyên nhân giá thép giảm liên tục và giảm sâu từ 6% đến 8% ở quý IV/2018. Mặt khác, SMC thực hiện trích thêm dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng công nợ khiến chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng cao. Tiếp đến là Gang thép Thái Nguyên (TIS) cũng có khoản lỗ lớn với hơn 18 tỷ đồng – lần lỗ đầu tiên kể từ quý I/2013 đến nay.

    Khoản lỗ nổi bật khác là ở Dịch vụ Phú Nhuận Maseco (MSC), trong quý IV/2018 đã lỗ lớn gần 119 tỷ đồng và báo lỗ cả năm 164,3 tỷ đồng. MSC lý giải doanh thu tài chính tăng do đã thanh lý các khoản đầu tư tài chính, chi phí tài chính giảm do tiến hành hoàn nhập các khoản lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng do tăng các khoản chi phí đầu vào và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do lập dự phòng nợ phải thu. Vì vậy, nguyên nhân của thua lỗ lớn trong kỳ là do lỗ hoạt động kinh doanh nông sản và việc lập dự phòng giảm giá hàng điện tử.

    Có thời gian từng là điểm sáng trong ngành nông nghiệp, tuy nhiên đây là quý thứ 7 liên tiếp Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (Hakinvest) báo lỗ với mức gần 104 tỷ đã khiến nhà đầu tư thất vọng đồng. Một công ty nông nghiệp khác là Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) cũng báo lỗ gần 29 tỷ đồng quý IV/2018, theo Lafooco do cuộc chiến thương mại kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, sức mua thị trường yếu, giá xuất khẩu nhân điều trên thế giới lại giảm mạnh.

    Công ty CP Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí (PXS) báo lỗ thêm 56,4 tỷ đồng do gặp khó khăn trong thi công các dự án. Còn Lilama 45.3 (L43) chỉ ký được một số hợp đồng có giá trị thấp nên cũng có khoản lỗ gần 29 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017 báo lãi 4,8 triệu đồng. Simco Sông Đà (SDA) cũng báo lỗ 10,7 tỷ đồng do kinh doanh dưới vốn và trong kỳ phải tiến hành trích lập dự phòng tổn thất tài chính vào công ty con.

    Tính chung cả năm 2018 có gần 40 doanh nghiệp báo lỗ

    nhung-doanh-nghiep-tren-san-bao-lo-lon-nhat-nam-2018-3.png
    Những doanh nghiệp báo lỗ năm 2018

    Tính chung cho cả năm 2018, con số doanh nghiệp thua lỗ đã giảm gần một nửa, còn khoảng 38 doanh nghiệp.

    Phải nói rằng năm vừa qua là năm rất khó khăn cho toàn ngành thép khi giá thép biến động thất thường. Do đó, những doanh nghiệp đầu ngành như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), thậm chí là Hoà Phát (HPG) báo lãi giảm thì việc Thép Việt Ý, Thép Dana-Ý báo lỗ không ngạc nhiên lắm.

    Tính chung cả năm 2018 Thép Việt Ý lỗ tới 326 tỷ đồng, trong khi năm 2017 lãi gần 43,5 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ kỷ lục trong 1 năm của doanh nghiệp. Còn Thép Dana – Ý do lỗ lớn trong quý IV/2018 dẫn đến cả năm 2018 lỗ 68,3 tỷ đồng, và công ty cũng đã có kế hoạch lỗ từ 68,84-70 tỷ đồng năm nay.

    Tương tự với Dịch vụ Phú Nhuận Maseco (MSC) do lỗ lớn vào quý IV/2018 kéo theo lỗ ròng năm 2018 lên hơn 164 tỷ đồng, trong khi năm 2017 đạt được mức lãi 20,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, vào những tháng cuối năm 2018, cổ phiếu MSC đã có loạt bán tháo từ những lãnh đạo cấp cao, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và người nhà đã lần lượt bán hết cổ phần thuộc sở hữu.

    Tính chung cả năm 2018, Hakinvest (HKB) có khoản lỗ lên đến 142,7 tỷ đồng, cao gấp gần 2 lần khoản lỗ cùng kỳ 2017 (67,3 tỷ đồng). Giá cổ phiếu HKB từ đầu 2018 đến nay liên tục dò đáy và vẫn chưa có tín hiệu phục hồi, hiện tiếp tục giảm sâu xuống còn 800 đồng/CP.

    Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí (PXS) cũng không tránh khỏi tình cảnh lỗ khi cả 4 quý kinh doanh đều thua lỗ dẫn đến cả năm 2018 báo lỗ 139,4 tỷ đồng, trái với cùng kỳ năm 2017 lãi 943,8 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên mà PXS báo lỗ trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn 2009 – 2016, mỗi năm PXS đều thu lãi cả chục tỷ thậm chí cả trăm tỷ đồng.

    Đối với Vinaconex 39 (PVV) tuy đã dự kiến lỗ hơn 18 tỷ đồng trong năm 2018 nhưng thực tế năm 2018 lại lỗ hơn 43 tỷ đồng và nắm chắc khả năng bị hủy niêm yết khi cả hai năm 2016 và 2017 đều bị lỗ.

    Bao bì Dầu Thực vật (VPK) mới đây đã thông qua Nghị quyết giải thể doanh nghiệp sau 16 năm hoạt động, nguyên nhân khách quan do thị trường bao bì thùng carton 2 năm gần đây không thuận lợi, và dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân chủ quan đến từ phía công ty khi khi liên tục thua lỗ, vốn thiếu hụt, nợ vay cao... dù Hội đồng quản trị đã nhiều lần họp bàn hướng giải quyết nhưng đều không có kết quả. Tính cả năm 2018, VPK đã lỗ hơn 27 tỷ đồng càng khẳng định khó khăn mà doanh nghiệp này gặp phải.


    Xem thêm

    >> Nhập siêu sẽ quay trở lại trong năm 2019?
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này