Phân tích kỹ thuật có thực sự hiệu quả cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 30/4/19.

Lượt xem : 2,671

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phan-tich-ky-thuat-co-thuc-su-hieu-qua-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-kakata-1.jpg

    Đã có một thời gian mọi người thường kháo nhau rằng phân tích kỹ thuật không thể áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam với nhiều lý do khác nhau mà một trong những lý do thường được nhắc đến nhiều nhất là thiếu thanh khoản và dễ bị thao túng.

    Thực sự thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phân tích bằng phân tích kỹ thuật không? Đâu mới là sự hiểu biết đúng về phân tích kỹ thuật và bản chất của thị trường Việt Nam thì sử dụng phương pháp nào mới hiệu quả ?

    Tại sao mọi người cho rằng phân tích kỹ thuật không hiệu quả cho thị trường chứng khoán

    Thực tế thì không phải mọi người mà một bộ phận nhiều nhà đầu tư cảm thấy phân tích kỹ thuật không đúng cho thị trường Việt Nam.

    Từ khi thị trường chứng khoán được khai sinh ở Việt Nam, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đã trở thành hai thái cực luôn tranh đấu lẫn nhau. Cho đến nay vẫn còn kiểu những người phân tích cơ bản chê bai khuyết điểm phân tích kỹ thuật. Và đến khi những yếu tố cơ bản không thể làm cho giá cổ phiếu tăng thì phân tích kỹ thuật lại lên ngôi và dè biểu đối thủ.

    Quan điểm về trường phái phân tích cũng giống như quan điểm về chính trị hay tôn giáo, người ta hay có xu hướng bác bỏ nhau để tôn vinh cái mình đang theo đuổi, trong khi về bản chất thì chúng không sinh ra là để loại bỏ nhau. Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không phải là mối quan hệ một sống một còn như nhiều người vẫn nghĩ.

    Nếu ai vẫn còn chưa hiểu bản chất của phân tích kỹ thuật thì vẫn sẽ không sử dụng nó hiệu quả dẫn đến tẩy chay, dè bỉu. Như vậy, thực chất sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức sâu rộng mới là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư không tin vào phân tích kỹ thuật.

    Bản chất của phân tích kỹ thuật cuối cùng cũng chỉ quy về các vấn đề: giá, khối lượng và thời gian. Các công cụ chỉ báo (indicator) được sinh ra cũng là để phục vụ phân tích 3 yếu tố này. Người ta sinh ra nhiều phương pháp để: nến Nhật, Ichimoku Kynko Hyo, Elliott Wave Principle, Volume Spread Analysis, Thomas Demark, Fibonacci Cluster,... đều là những công trình nghiên cứu có nền tảng khoa học vững chắc. Chúng không còn là những phương pháp kiểu cho tín hiệu mua - bán mà là những học thuyết mà chỉ khi bạn hiểu rõ được bản chất, bỏ thời gian để nghiên cứu cái hàm ý của tác giả thì may ra mới sử dụng hiệu quả trên thị trường.

    phan-tich-ky-thuat-co-thuc-su-hieu-qua-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-kakata-2.png
    Phương pháp Wyckoff có thể phát hiện sự làm giá của đội lái nhưng đòi hỏi nhà đầu tư phải chịu khó nghiên cứu
    Còn nếu như bạn thấy người khác dùng Elliott, bạn bắt chước dủng theo nào là sóng này là sóng 1, này là sóng 5, à không kia mới là sóng 3 mới đúng,...thì tôi cam đoan bạn có dùng 10 năm thì vẫn thua như vậy.

    Phân tích kỹ thuật rất dễ tiếp cận, điển hình là một người chưa biết gì về phân tích kỹ thuật, chỉ cần 1 thời gian ngắn là có thể nhìn chart, phân tích bằng các công cụ chỉ báo, phán đoán hướng lên xuống,... nhưng mấy ai hiểu được tại sao nó lại như vậy? Rồi những khi giá đi không đúng như những gì mà phân tích kỹ thuật dạy cho bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào? Phương pháp của bạn chắc chắn có đề cập đến vấn đề này, nhưng vấn đề là bạn học chưa tới.

    Có rất nhiều sách về phân tích kỹ thuật, tiếng Anh có, tiếng Việt có. Dạo này sách về các phương pháp này nọ xuất hiện khá nhiều. Điều này là tốt vì nhà đầu tư Việt Nam có thể tiếp cận phương pháp từ phương Tây. Tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính chất giới thiệu, hoặc cùng lắm là những ứng dụng căn bản. Thậm chí có những quyển sách "mì ăn liền" dễ đọc, dễ hiểu, sử dụng ngay, mục đích là để thu hút nhà đầu tư. Nhưng dĩ nhiên, nhưng kiến thức đó chẳng thể giúp bạn kiếm được tiền. Nếu bạn đã từng lâm vào tình cảnh này thì sẽ tin những gì tôi nói.

    Nói tóm lại, nguyên nhân mà mọi người cho rằng phân tích kỹ thuật không hiệu quả cốt yếu cũng là do sự nghiên cứu thiếu chiều sâu của hầu hết nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam bị méo mó bởi đội lái?

    phan-tich-ky-thuat-co-thuc-su-hieu-qua-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-kakata-3.jpg

    Tôi không biết phải giải thích với các bạn như thế nào về khái niệm đội lái, nhưng nếu bạn thực sự nghiên cứu phân tích kỹ thuật nhiều năm như tôi, thì bạn sẽ hiểu ra rằng yếu tố đội lái, giá bị đẩy quá cao hay đạp xuống quá thấp cũng nằm trong phạm vi phân tích kỹ thuật. Nói cho dễ hiểu là phân tích kỹ thuật có thể giúp các bạn phát hiện ra những điều đó, kể cả trước khi họ hành động. Quan trọng là bạn phải nghiên cứu cho ra được cái món đó.

    Làm giá thì thị trường nào cũng làm, Mỹ cũng làm, Anh cũng làm, Việt Nam chỉ là cái ao dĩ nhiên là cũng có hiện tượng đó. Nó không phải là nguyên nhân để nhà đầu tư đổ lỗi cho sự thua lỗ của mình.

    Tôi ví dụ về phương pháp VSA, một phương pháp chuyên dò tìm hành vi của đội lái hoặc các dòng tiền lớn thao túng thị trường. Phương pháp VSA cho rằng dấu chân của các big boys sẽ thể hiện qua thanh khoản và từng thanh giá. Qua những biểu hiện của từng thế nến và thanh khoản, chúng ta có thể phán đoán hành động tiếp theo của họ: họ đẩy lên hay đạp xuống...

    Thị trường là một cỗ máy hoạt động mang tính chu kỳ tức là nó sẽ lặp lại hành động mà nó đã làm trong quá khứ vào một thời điểm nào đó ở tương lai, bất kể làm giá hay không làm giá. Sóng Elliott hay Ichimoku giải quyết vấn đề này. Nhưng nếu bạn đếm sóng không ra hay đếm sai thì đó là lỗi của bạn, không phải lỗi của phương pháp, càng không phải lỗi của thị trường.

    Vậy rốt cuộc phân tích kỹ thuật có thể sử dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam không?

    Câu trả lời là được, quá được. Nếu không được thì mọi người đã tẩy chay nó từ lâu, chứ bạn sẽ không có cơ hội được thấy những bài phân tích kỹ thuật từ các group facebook, từ vietstock, từ cafef,...

    Kể cả chúng tôi, những nhà đầu tư đã giao dịch nhiều năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam và bây giờ đang tạo dựng một cộng đồng Kakata mạnh mẽ với mục tiêu tạo giá trị cho nhà đầu tư Việt thì vẫn đang sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch trên thị trường.

    Kể cả những cá nhân khác (tôi không tiện nói tên ở đây) họ cũng đã "trading for living" chỉ nhờ vào phân tích kỹ thuật. Như vậy chẳng có lý do gì mà chúng ta cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam là nơi chỉ mua theo tin tức chứ không có chỗ cho phân tích kỹ thuật.

    Một thông tin thêm là hiện tại Kakata đang tư vấn cho khách hàng mua bán cổ phiếu hàng ngày - hàng tuần với mục tiêu lợi nhuận 5% - 20% / mã cổ phiếu đều sử dụng phân tích kỹ thuật để chọn điểm mua bán (bên cạnh phân tích sức khỏe tài chính doanh nghiệp).

    Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ hướng dẫn và đào tạo họ giao dịch theo các phương pháp phân tích kỹ thuật mang tính thực tế.

    Nhà đầu tư nào có nhu cầu nhận hỗ trợ tư vấn đầu tư - hướng dẫn và đào tạo kiến thức về thị trường chứng khoán thì vui lòng điền vào form dưới đây.


    tu-van-dau-tu-chung-khoan-kakata-3.png
    Xem thêm:

    >> Những công cụ phân tích và đầu tư chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải có
     
    Cybertron thích bài này.
  2. Đang tải...


  3. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Hay quá, like @Bảo Khánh cái nào :D

    Về mặt phương pháp luận:
    Phân tích cơ bản là đi tìm cái "giá trị thực", "giá trị nội tại" của món hàng. Để so sánh với giá cả xem hiện tại món hàng đang mắc hay rẻ.
    Phân tích kỹ thuật là đi tìm xu hướng của giá cả của món hàng, xem nó đang lên hay đang xuống.

    Thông thường thì FA phù hợp với kiểu nhà đầu tư giá trị, các investor, đi tìm kiếm lợi nhuận đều đặn từ dòng tiền, từ cổ tức, của tài sản tài chính.
    TA phù hợp với kiểu mẫu nhà đầu cơ, speculator, những người đi tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá của tài sản.

    Nhưng dù là nhà đầu tư hay đầu cơ, những người khôn ngoan nên biết kết hợp cả hai công cụ này lại với nhau, hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn nhiều.
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  4. Đâu tiên tới với phân tích kĩ thuật, mình có nghĩ rằng liệu các kiến thức học được toàn từ các thị trường quốc tế, họ mua bán được trong ngành sẽ có thể áp dụng được ở Việt Nam hay không ?
    Việt Nam các nhà đầu tư mua cổ phiếu 3 ngày sau mới bán được, vậy chăng nên dùng đồ thị 3 ngày mới phản ánh đúng cung cầu của giá ? và mới có thể áp dụng các cây nến trong price action, các chỉ báo vào việc mua bán.
    Tuy nhiên các đội lái, đội tạo lập họ đâu mua bán trong 3 ngày mà họ giao dịch trong ngày đó chứ, nếu ko xài chart 1 ngày mình sẽ ko thể nhận ra được lúc nào họ đang phân phối hàng ở trong 1 phiên được :D .
    Thế nên giờ mình hay dùng đồ thị 1 ngày và đồ thị 1 tuần cùng phân tích cho rõ.
    Cảm ơn bác admin vì đã đưa ra bài viết này để chúng ta cùng thảo luận. Hiện tại ở Việt Nam kakata là forums duy nhất mình tìm được có thể thảo luận thoải mái về các phương pháp phân tích cơ bản và kĩ thuật để mua bán cổ phiếu Việt Nam.
     
  5. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Xưa mình k biết tí gì về TA vẫn mua bán ầm ầm như thường. Cứ công thức doanh nghiệp có tài chính tốt và có động lực tăng trưởng trong vài quý tới, ngồi lọc hàng, định giá. Con nào dưới định giá thì mua, đạt giá kì vọng bán. Có vài trg hợp fail thì bán bằng mọi giá cũng k lỗ, do hồi đó mình toàn mua khi tích lũy chứ k bao giờ mua break.
    Đến giai đoạn này thấy việc lọc mã k còn hiệu quả do các tiêu chí lọc đều k thỏa mãn, nên mình mới quay ra học TA, và thấy TA khá hay. One day doesnt make a trend. Đừng đổ lỗi T0 hay T3 khi bạn có thể handle đc nó bằng kiến thức Ta tốt. TA hay FA đều là công cụ, và muốn công cụ mình thật chính xác thì phải nâng cấp nó bằng kiến thức, kinh nghiệm thôi.
     
    chungkhoan2018 thích bài này.

Lượt bình luận : 3

Chia sẻ trang này