Phân tích vĩ mô: Câu chuyện lạm phát có là vấn đề lớn của thị trường ?

Thảo luận trong 'Phương pháp đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Duong Mai, 16/5/24.

Lượt xem : 501

  1. Duong Mai

    Duong Mai Member

    Tham gia ngày:
    13/5/24
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nữ
    upload_2024-5-16_18-3-5.png
    Chào quý anh chị nhà đầu tư, mới đây chúng ta vừa nhận được báo cáo lạm phát của FED, mình sẽ cùng anh chị nhìn lại báo cáo này và đánh giá tình hình lạm phát sắp tới nhé!

    Nhìn thấy gì từ báo cáo lạm phát của FED?

    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 của Mỹ tăng ít hơn so với kỳ vọng, cho thấy lạm phát đã trở lại xu hướng hạ nhiệt vào đầu quý II/2024. Tuy nhiên tốc độ giảm đang chậm hơn so với dự kiến. Nguyên nhân chủ yếu là giá nhà ở mỹ, vốn chiếm 1/3 tỷ trọng trong chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cộng với giá năng lượng bật tăng trở lại trong tháng trước làm chững lại đà giảm tốt của lạm phát.

    Giá nhà ở MoM Tháng 4 tăng 0,4% và YoY tăng 5,5% .Giá năng lượng tăng 1,1% so với tháng 3 và 2,6% so với cùng kỳ năm 2023. Giá thực phẩm đi ngang so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ.
    upload_2024-5-16_18-9-54.png

    CPI tháng 4 tăng 3.4% so với cùng kì năm trước, thấp hơn so với mức tăng 3.5% vào tháng 3. Giá dầu giảm trong tháng 4 đã phần nào làm hạ nhiệt lạm phát.
    upload_2024-5-16_18-3-5.png
    upload_2024-5-16_18-3-5.png

    CPI lõi (ít biến động hơn vì không tính giá thực phẩm và năng lượng) đang giảm tốt hơn, mặc dù mức độ giảm như dự báo nhưng vẫn đang trong xu hướng giảm tốt --> giá cả hàng hóa và dịch vụ khác đang tăng chậm hơn, tạo tiền đề cho kế hoạch giảm lãi suất của FED.
    upload_2024-5-16_18-3-5.png

    Thị trường phản ứng thế nào trước báo cáo về lạm phát?

    Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng lên đỉnh.
    Trong phiên giao dịch ngày 15/5, chỉ số S&P 500 tăng 1,17%, và đóng cửa ở mức 5.308 điểm
    upload_2024-5-16_18-16-53.png

    Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,4%, chốt phiên với 16.742 điểm
    upload_2024-5-16_18-17-15.png

    Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 350 điểm, tương đương 0,88% và kết thúc ở mức 39.908 điểm
    upload_2024-5-16_18-17-41.png

    Tin tức về báo cáo lạm phát đã mang đến sự lạc quan cho thị trường, một số thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc cũng ghi nhận phản ứng tích cực. Nó phần nào củng cố cho niềm tin hạ lãi suất của FED vào tháng 9 tới. Số người đặt cược vào khả năng hạ lãi suất vào tháng 9 đã tăng lên mức 51.4%, cao hơn so với tuần trước (47.6%).
    upload_2024-5-16_18-18-21.png

    Báo cáo cuộc họp cho thấy hoạt động kinh tế tiêp tục mở rộng vững chắc, mức tăng việc làm ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Mặc dù lạm đã giảm bớt nhưng vẫn cao hơn so với mức mục tiêu.

    Tình hình lạm phát tiếp theo sẽ thế nào?

    Xu hướng tiếp theo của thị trường sẽ phụ thuộc nhiều vào giá cả và diễn biến của thị trường lao động. Nhìn về xu hướng dài hạn, thị trường vẫn trong xu hướng tăng. Kì vọng giảm lãi suất vẫn còn, nhưng lạm phát sẽ giảm chậm hơn khi giá cả vẫn chưa hạ nhiệt.

    Chỉ số giá sản xuất (PPI) (Leading cho lạm phát ) tiếp tục giữ xu hướng tăng nhẹ nhưng bằng với kì vọng. Giá nguyên vật liệu và hàng hóa trung gian vẫn đang có xu hướng tăng nhẹ có thể làm giá hàng hóa cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng duy trì cao, ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế vì chi phí nguyên vật liệu cao làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp.
    Xu hướng giảm của PPI đang chững lại kể từ tháng 12/2023 nhìn về xu thế dài hơn chúng ta thấy PPI gần như đi ngang gây áp lực lên lạm phát.

    upload_2024-5-16_18-19-13.png

    Giá hàng hóa và năng lượng vẫn đang duy trì ở mức cao. Giá dầu bắt đầu hạ nhiệt trong khi giá khí nhích trở lại do nhu cầu phục hồi trong bối cảnh thời tiết lạnh hơn dự báo ở các nước Châu Âu, lượng dự trữ và sản lượng giảm.
    upload_2024-5-16_18-19-51.png

    Giá lương thực như giá gạo vẫn duy trì ở mức cao sau chiến dịch giảm sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ vào năm ngoái và nhu cầu cao hơn dự báo.
    upload_2024-5-16_18-3-5.png

    Doanh số bán nhà của Mỹ đang giữ xu hướng giảm nhẹ gần đây duy trì ở mức khá thấp. Chi phí nhà ở chiếm 30% trong rổ hàng hóa tiêu dùng dùng để tính toán CPI, chỉ số giá nhà duy trì ở mức cao làm lạm phát trở nên dai dẳng hơn.

    upload_2024-5-16_18-3-5.png
    upload_2024-5-16_18-9-54.png

    Tuy nhiên, niềm tin người tiêu dùng đang giảm tốt hơn dự báo vào tháng 5, người tiêu dùng Mỹ có thể giảm bớt chi tiêu hơn qua đó làm giảm sức cầu bớt gây áp lực giá cả và thúc đẩy lạm phát giảm tốt hơn.

    upload_2024-5-16_18-3-5.png

    Kì vọng lạm phát cũng tăng lên nhiều hơn so với dự đoán ban đầu, niềm tin của người dân Mỹ về vấn đề lạm phát đang xấu hơn, họ bi quan hơn về triển vọng kinh tế và có thể dè dặt hơn trong việc chi tiêu.
    upload_2024-5-16_18-3-5.png
    Nhìn chung xu hướng tiếp theo của lạm phát sẽ giảm nhưng sẽ giảm chậm hơn so với kì vọng trước đó, chúng ta cần quan sát thêm về tình hình kinh tế, sức khỏe của thị trường lao động và xu hướng giá cả tiếp theo của hàng hóa để đánh giá cụ thể hơn về vấn đề này.

    Mai Quin.​


    Thông tin liên hệ: 0906.750.554
     

    Các file đính kèm:

    C.Luận and tinychau like this.
  2. Đang tải...


  3. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    Bài vĩ mô rất hay, ủng hộ em
     
    Duong Mai thích bài này.

Lượt bình luận : 1

Chia sẻ trang này