Mô hình lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng theo phân tích cơ bản - Phần 1

Thảo luận trong 'Phương pháp đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 11/2/19.

Lượt xem : 4,105

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-1-kakata-1.jpg

    Nếu xét trên phương diện phân tích cơ bản, có rất nhiều biến số để một nhà đầu tư xem xét và quyết định xem cổ phiếu đó có tăng trưởng trong tương lai hay không. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về phân tích cơ bản cũng như có một phương pháp thực sự tốt.

    Trên Kakata cũng có rất nhiều phương pháp lựa chọn cổ phiếu theo phân tích cơ bản cũng như phân tích kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp rồi. Nếu anh em cần tham khảo thêm những kiến thức này để cải thiện tình hình giao dịch của mình thì theo link dưới đây:

    >> Học phân tích cơ bản

    >> Phương pháp phân tích cơ bản

    >> Học phân tích kỹ thuật


    Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với anh em một mô hình phân tích cơ bản cổ phiếu hẳn hoi bao gồm những biến số cụ thể và điều kiện cụ thể giúp anh em có thể ứng dụng một cách hiệu quả. Phương pháp phân tích cơ bản này làm hết mọi việc cho nhà đầu tư, nhưng có một hạn chế là anh em phải chịu khó tìm kiếm và phân tích để lựa chọn ra cổ phiếu thỏa điều kiện nếu không có bộ lọc tự động cho mình.

    mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-1-kakata-2.jpg

    Mô hình lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng theo phân tích cơ bản có thể là rất dài nên tôi sẽ chia bài viết này ra làm nhiều phần khác nhau. Anh em cố gắng theo dõi tất cả các phần để có cái nhìn đầy đủ nhất nhé.

    Phân tích cơ bản một cổ phiếu theo mô hình đầu tư tăng trưởng sẽ có rất nhiều biến số kết hợp với nhau để tìm ra một mã cổ phiếu được gọi là giá trị tuyệt vời. Sau đây sẽ là những biến số với những điều kiện cụ thể.

    THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP (EARNINGS)

    Hiệu suất hoạt động kinh doanh lớn tạo ra lợi nhuận tốt chính là dấu ấn để lại cho bất kỳ một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, và nó cũng là tiêu chí chủ đạo để lựa chọn theo phương pháp giá trị.

    Ở đây, chúng ta sẽ chọn những mã cổ phiếu có EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) bằng hoặc lớn hơn 10%.

    Song song đó, cổ phiếu không được quá đắt, nó phải có P/E khoảng bằng 10 hoặc nhỏ hơn.

    Do các doanh nghiệp thường có xu hướng thổi phồng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư, nên chúng ta sẽ sử dụng thêm chỉ số P/S (thị giá trên doanh thu) để theo dõi cùng với cho P/E quen thuộc. Nếu nó P/S và P/E tăng tương ứng hoặc giảm tương ứng với nhau thì chỉ số P/E đó mới có giá trị.

    Tuy nhiên, sẽ có những cổ phiếu tốt nhưng P/E đã lên cao (cao hơn 10 như tiêu chuẩn đặt ra) nhưng nó vẫn được xem là tốt và vẫn còn cơ hội, do đó mà không thể bỏ qua nó.

    mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-1-kakata-3.jpg

    Chúng ta sẽ cho điểm số cho từng mã cổ phiếu có P/E tương ứng như sau:

    + Mã cổ phiếu có P/E từ 5 trở xuống thì cho 2 điểm.

    + Mã cổ phiếu có P/E từ 5 đến 12 thì cho 1 điểm.

    + Mã cổ phiếu có P/E từ 12 đến 25 thì cho 0 điểm.

    + Mã cổ phiếu có P/E từ 25 trở lên thì cho -1 điểm. (Quá mắc, phải trừ đi bớt điểm)

    Chúng ta sẽ cộng những điểm số này với những tiêu chí khác để ra quyết định cổ phiếu nào là tốt nhất.

    TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

    Nên nhớ rằng lợi nhuận tốt là chưa đủ, chúng ta còn phải xem xét đến tốt độ tăng trưởng lợi nhuận hàng quý. Dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng quý, chúng ta có thể ước tính được quý tiếp theo.

    Những doanh nghiệp thỉnh thoảng cũng hay thổi phồng lợi nhuận lên, nhưng để lừa dối nhà đầu tư từ quý này sang quý khác là điều không thể. Do đó, mà tốc độ tăng trưởng sẽ phản ánh thực tế tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.

    Có một phương pháp khác là so sánh lợi nhuận hiện tại với lợi nhuận ước tính trong tương lai. Nhưng thường thì không chỉ sử dụng lợi nhuận mà người ta còn phải xem xét giá tương ứng với lợi nhuận, nên vẫn sẽ dùng chỉ số P/E. Do đó, cổ phiếu tốt sẽ là những cổ phiếu có chỉ số P/E ước tính trong tương lai thấp hơn P/E hiện tại.

    Ngoài ra, P/E của doanh nghiệp còn phải được so sánh với ngành và toàn thị trường. Theo nguyên tắc, P/E của doanh nghiệp phải thấp hơn P/E trung bình ngành và P/E trung bình toàn thị trường (ở đây là P/E của VNINDEX). P/E trung bình ngành và P/E trung bình của VNINDEX bạn có thể tìm ở bất cứ trang thông tin tài chính nào như cafef, vietstock,...

    mo-hinh-lua-chon-co-phieu-tang-truong-theo-phan-tich-co-ban-phan-1-kakata-4.jpg

    Kết hợp hai tiêu chí này, chúng ta sẽ cho điểm cụ thể như sau:

    + P/E ước tính trong tương lai thấp hơn P/E hiện tại và P/E hiện tại thấp hơn P/E của VNINDEX thì cho 1 điểm.

    + P/E ước tính trong tương lai bằng hoặc thấp hơn P/E hiện tại nhưng P/E hiện tại cao hơn P/E của VNINDEX thì cho 0 điểm.

    + P/E ước tính trong tương lai cao hơn P/E hiện tại và P/E hiện tại cao hơn P/E của VNINDEX thì cho -1 điểm.

    Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không tìm được P/E ước tính trong tương lai của doanh nghiệp thì suy ra từ dòng tiền, tự ước đoán bằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quá khứ hoặc xem các bài báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, họ đều dự phóng P/E cả. Trong tương hợp nếu không tìm ra được hoặc không tự ước tính được thì cho điểm 0 vào tiêu chí này.

    Chúng ta còn các tiêu chí khác như giá trị sổ sách, dòng tiền,... để bổ sung vào mô hình cho đủ, anh em đón xem phần tiếp theo nhé.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> Phương pháp đầu tư chứng khoán
     
    ThanhThu2017 thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này