Phí phái sinh: Điều tiết và chọn lọc dòng tiền trên thị trường phái sinh

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 27/2/19.

Lượt xem : 1,947

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    phi-phai-sinh-dieu-tiet-va-chon-loc-dong-tien-tren-thi-truong-phai-sinh.jpg

    Việc nâng phí của cơ quan quản lý là nhằm hạn chế bớt dòng tiền của các nhà đầu cơ ở thị trường phái sinh và hút ngược về thị trường cơ sở, giảm bớt tác động khi thị trường đi vào diễn biến xấu.

    Một tuần sau khi mức phí giao dịch phái sinh được áp dụng theo Thông tư 127, thanh khoản trên thị trường này đang tăng trở lại. Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai phiên 25/2 đạt 115.200 đơn vị, cao hơn 29% so với trung bình tuần trước. Khối lượng mở đạt 14.700 hợp đồng tương lai.
    Có nhiều ý kiến trái chiều về việc áp phí phái sinh. Sau đây là nhận định của giám đốc môi giới và chuyên gia tại các công ty chứng khoán về vấn đề này.

    Ông Huỳnh Minh Tuấn, GĐ Môi giới CTCK VNDirect nhận định sau khoảng hơn 1 năm miễn phí giao dịch phái sinh nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thị trường thì không bất ngờ khi cơ quan quản lý chính thức áp dụng 3 loại phí từ ngày 15/2.

    Tuy đồng tình với việc áp phí nhưng ông Tuấn cho rằng phí quản lý tài sản ký quỹ cho Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) là chưa phù hợp và không nên thu. Đối với phí giao dịch và phí quản lý vị thế là hợp lý, nhiều thị trường lân cận trong khu vực đều áp dụng với mục tiêu kích thích giao dịch ngắn hạn trong ngày (daily trade, intraday). Đề xuất nên bỏ phí quản lý tài sản ký quỹ và giảm phí quản lý vị thế.

    Ông Tuấn cũng đưa ra ý kiến việc áp phí mới làm cho chi phí đầu tư tăng lên và giảm lượng giao dịch. Điều này là hiển nhiên.

    Về phía chính phủ và cơ quan quản lý thì thời điểm này có thể phù hợp cho việc áp phí. Thị trường chứng khoán cơ sở được nhìn nhận có vị trí quan trọng và cần thúc đẩy mạnh hơn cho các mục tiêu như nâng hạng, đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn. Trong khi đó, thị trường phái sinh đã hút rất nhiều nhà đầu cơ, tạo ra sức ép ngược lên cho TTCK cơ sở vào giai đoạn giảm điểm năm 2018.

    Ông Tuấn đánh giá việc nâng phí của cơ quan quản lý là nhằm hạn chế bớt dòng tiền của các nhà đầu cơ ở thị trường phái sinh và hút ngược về thị trường cơ sở, giảm bớt tác động khi thị trường đi vào diễn biến xấu.

    Tương tự với quan điểm trên, theo ông Nguyễn Hồng Điệp, GĐ CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS) thì nâng phí phái sinh là động thái điều tiết dòng tiền khi cơ quan quản lý thấy dòng tiền vào phái sinh quá nhiều sẽ tìm cách điều chỉnh.

    Ông Điệp cho biết bản chất phái sinh không phải là một thị trường, phái sinh chỉ là một sản phẩm. Theo định hướng ban đầu là sản phẩm bảo hiểm rủi ro, “hedging”. Nhưng dần dần nhà đầu tư đang xem phái sinh là thị trường đầu cơ, mua bán. Do đó dòng tiền chuyển qua phái sinh là không nhỏ, tất yếu sẽ tác động tới TTCK cơ sở.

    Đánh giá 3 loại phí, theo ông Điệp phí chỉ là biện pháp để cơ quan quản lý thực hiện, “tên gọi các phí như thế nào không quan trọng”. Chủ yếu vẫn là mục đích điều tiết dòng vốn vào thị trường.

    Ông Trương Hiền Phương, GĐ CTCK KIS Việt Nam nhận định áp phí cho giao dịch phái sinh là hợp lý, đồng thời là động thái nhằm chính thức hóa thị trường. Theo ông, thu phí ngoài việc giúp cơ quan quản lý có kinh phí tái đầu tư, còn hướng đến việc nhà đầu tư có ý thức và nghiêm túc hơn đối với giao dịch phái sinh.

    Giám đốc một công ty chứng khoán khác cũng cho rằng việc áp phí là phù hợp và cần thiết. Nhiều công ty chứng khoán hiện đang miễn phí giao dịch phái sinh để thu hút nhà đầu tư mở tài khoản. Tuy nhiên điều này cũng có các ảnh hưởng xấu và làm giảm mặt bằng dịch vụ chung của các doanh nghiệp.

    Khi cơ quan quản lý áp phí sẽ là một lần “hãm phanh” đối với chứng khoán phái sinh, nâng rào cản tham gia thị trường nhằm giảm tác động không mong muốn đến TTCK cơ sở.

    Theo quan điểm là cá nhân đầu tư, nguyên Trưởng phòng phân tích CTCK IVS, ông Nguyễn Hữu Bình nhận định trước khi áp phí thì cơ quan quản lý cũng đã nghiên cứu kỹ, tiếp cận từ các thị trường khác. Theo ông Bình đánh giá mức phí trên với nhà đầu tư nhỏ lẻ là đắt, nhưng có thể đây là mục đích của cơ quan quản lý, nhằm hướng thị trường phái sinh nhiều hơn đến khối khách hàng tổ chức.

    Xem thêm:

    >> REE và bài toán 100 triệu USD
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này