Thị trường Bò và Thị trường Gấu

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 4/11/18.

Lượt xem : 1,663

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    bear-market-bull-market-1.jpg

    Khi bước chân vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán chúng ta hay nghe về thuật ngữ Bull market và Bear market. Vậy chúng tượng trưng cho điều gì?

    1. Bull Market - Thị trường bò hay còn gọi là thị trường tăng giá

    bull-market-bear-market-2.png

    Cách đặt tên này được liên tưởng theo hành động tấn công của con bò dùng sừng hất đối thủ từ dưới lên (giá tăng).

    Trong chứng khoán, thị trường con bò là cụm từ để chỉ xu hướng tăng giá liên tục và kéo dài của các cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Khoảng thời gian này có thể là tuần, tháng hoặc năm. Nói chung nó không xác định một kỳ hạn tăng chính xác. Thay vào đó nó đề cập nhiều hơn đến xu hướng tâm lý và nhận định của các nhà đầu tư khi họ tin rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn và họ tích cực mua vào cổ phiếu để chờ bán ra với giá cao hơn nữa.

    Trong thực tế, bull market có nghĩa là thị trường có nhiều người mua hơn người bán, khi cầu vượt cung thì giá sẽ tăng. Thị trường tăng giá là phổ biến nhất khi nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát được chế ngự.


    2. Bear market - Thị trường gấu hay còn gọi là thị trường giảm giá

    bull-market-bear-market-3.png

    Trái ngược với thị trường trên là bear market. Thuật ngữ này liên tưởng đến cú tát của con gấu từ trên xuống (giá giảm)

    Thị trường con gấu dùng để chỉ một xu hướng đi xuống kéo dài. Khi thị trường trong tình trạng bear market, các nhà đầu tư với tâm lý hoảng sợ và bi quan sẽ tìm cách bán tháo các cổ phiếu của mình. Và như vậy còn tạo ra thêm lực kéo làm giá cổ phiếu rớt càng sâu. Trong lịch sử, thị trường gấu thường có thời gian ngắn hơn so với thị trường bò. Một khi cổ phiếu giảm 20% so với giá trị đỉnh điểm của nó và kéo dài trong ít nhất 2 tháng thì có thể nói thị trường có xu hướng giảm và có thể giảm sâu hơn nữa trước khi quay trở lại.

    Thị trường giảm giá thường gắn liền với nền kinh tế có dấu hiệu yếu kém, tăng trưởng chậm lại, doanh thu - lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, thu nhập thấp đi. Bên cạnh đó chính sách của chính phủ đối với nền kinh tế như thuế, lãi suất,... hay rộng hơn là tình hình chính trị, kinh tế thế giới cũng là tác động khiến thị trường giảm giá. Khi đó nhà đầu tư sẽ mất niềm tin và họ cố gắng bán cổ phiếu để tránh thua lỗ.

    Nhìn chung các nhà đầu tư đều không mong muốn một thị trường giảm giá. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu cơ chứng khoán có kinh nghiệm thì đây được xem là cơ hội để kiếm một số tiền lớn trong thời gian ngắn. Với sự phán đoán nhanh nhạy của mình, khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu giảm giá họ sẽ vay lượng lớn cổ phiếu để bán nhanh vào thời điểm đó theo giá thị trường (nghiệp vụ bán khống chứng khoán). Khi vào giai đoạn bear market, lúc đó giá cổ phiếu sụt giảm mạnh thì họ mua ngược trở lại và trả hết số cổ phiếu đã vay trên và thu về khoản tiền chênh lệch.


    Tóm lại, thị trường chứng khoán luôn có sự vận động lên xuống biến động không ngừng, dù bạn là một nhà đầu tư hay đầu cơ thì điều quan trọng là phải tích lũy cho mình một số vốn kiến thức đầy đủ cũng như kinh nghiệm vững vàng để nhận định đúng đắn xu hướng thị trường nhằm nắm bắt nhanh nhạy, tạo ra cơ hội tốt cho món đầu tư của mình.

    Xem thêm:

    >> Rủi ro và đa dạng hóa danh mục trong đầu tư chứng khoán
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/18
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này