Thị trường chứng khoán trong nước tuần 19/11-23/11/2018: Thị trường giảm sâu vào phiên kết thúc tuần

Thảo luận trong 'Nhận định thị trường chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 24/11/18.

Lượt xem : 1,384

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    nhan-dinh-thi-truong.JPG

    Ở các phiên giao dịch trong tuần có tín hiệu hồi phục thì vào phiên cuối tuần có sự giằng co và sụt giảm mạnh, điều này thể hiện thị trường bắt đầu có tín hiệu tiêu cực. Tuy vậy sau 9 phiên liên tiếp khối ngoại đã mua ròng trở lại, việc này sẽ giảm cho các phiên tiếp theo đỡ một phần rủi ro. Trong thời điểm này vẫn nên tiếp tục quan sát thận trọng do những diễn biến khó lường của thị trường.

    nhan-dinh-thi-truong-1.png

    1. Giao dịch:

    Trong tuần cả 2 chỉ số đều đồng loạt tăng điểm: chỉ số VN-Index đạt 917.97 điểm tăng 2,2%; chỉ số HNX-Index đạt 104.27 điểm tăng 1.22%.

    So với tuần trước, trên cả 2 sàn thanh khoản đều sụt giảm. Sàn HOSE giảm 7,73% đạt hơn 119,8 triệu CP/phiên; sàn HNX giảm 5,75% đạt hơn 31,73 triệu CP/phiên.

    Ở các phiên giao dịch đầu tuần, thị trường tăng điểm tốt do các cổ phiếu trụ cột đã về mốc hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên vào phiên giao dịch kết thúc tuần thị trường sụt giảm và thanh khoản rất yếu do áp lực bán gia tăng khi VN-Index tăng lên ở các vùng giá cao.

    Trong ngày giao dịch cuối tuần, lực cầu rất yếu và hoạt động tiết cung không diễn ra tiếp tục. Vào phiên chiều, VN-Index bị giảm sâu do tâm lý nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn dẫn đến tình trạng đồng loạt bán ra mạnh. Các mã Bluechip đa số đều giảm, vì thế thị trường xuất hiện tín hiệu tiêu cực do việc thiếu vắng các cổ phiếu Bluechip làm trụ đỡ.

    Trong tuần, nhờ vào nhóm cổ phiếu Vingroup VIC, VHM, VRE với tỷ lệ vốn hóa cao đã tăng điểm đồng loạt nên hỗ trợ tốt cho thị trường tăng điểm trong những phiên giao dịch đầu tuần. Bên cạnh đó, các cổ phiếu nhóm thực phẩm VNM, MSN cũng hồi phục đã tác động mạnh giúp thị trường tăng điểm.

    Ở nhóm ngân hàng cũng có sự hồi phục, nổi bật là 2 cổ phiếu VPB và TPB. Cổ phiếu VPB đã tăng mạnh trong tuần sau thông tin lãnh đạo ngân hàng mạnh tay gom vào cổ phiếu khi được cho là đã tạo đáy. Đối với TPB khi chạm sàn ở phiên ngày 2/11 thì hồi phục liên tục và tăng điểm mạnh.

    Nhóm dầu khí thì các cổ phiếu Large Cap GAS, PVS, PVD... vẫn đang có xu hướng điều chỉnh khi mà tình hình giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu đã tác động mạnh đến nhóm này.

    Thống kê của BVSC, trong tuần năm nhóm ngành có hoạt động giao dịch tốt nhất là: bất động sản, thiết bị & dịch vụ y tế, bao bì & đóng gói, khai khoáng và hóa chất. Năm nhóm ngành có hoạt động giao dịch suy giảm nhất là: thép, cảng biển & dịch vụ vận tải, đa tiện ích, giải pháp phần mềm và đồ gia dụng.

    Nhìn chung, ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 23/11 cả hai chỉ số và thanh khoản đều giảm mạnh sau khi có sự hồi phục ở các phiên trước đó. Điều này thể hiện thị trường bắt đầu có tín hiệu tiêu cực. Tuy vậy cũng trong phiên kết thúc tuần khối ngoại đã mua ròng trở lại, sẽ giảm cho các phiên tiếp theo đỡ một phần rủi ro. Trong thời điểm này nên vẫn nên tiếp tục quan sát thận trọng do những diễn biến khó lường của thị trường.

    nhan-dinh-thi-truong-2.png nhan-dinh-thi-truong-3.png

    2. Khối ngoại:

    Trên cả hai sàn, khối ngoại bán ròng 436 tỷ đồng. Ở sàn HOSE, giao dịch bán ròng của khối ngoại là hơn 367 tỷ đồng (chủ yếu ở các mã VIC, VCB, HPG) và ở sàn HNX bán ròng hơn 68.7 tỷ đồng.

    nhan-dinh-thi-truong-6.png nhan-dinh-thi-truong-7.png

    3. Các cổ phiếu đáng chú ý:

    • Trên sàn HOSE:

    Cổ phiếu tăng mạnh:

    - Cổ phiếu VHG tăng mạnh 18,18% khi đã kiểm định đáy cũ 840 điểm thành công.

    - Cổ phiếu TNT tăng 19,28%, sau chuỗi phiên điều chỉnh TNT tăng mạnh tiếp tục nhờ vào kết quả kinh doanh quý 3/2018 tăng trưởng mạnh.

    Cổ phiếu giảm mạnh: QCG giảm 18,04% sau khi ông Nguyễn Quốc Cường từ nhiệm khiến QCG sụt giảm mạnh.

    • Trên sàn HNX:

    Cổ phiếu tăng mạnh: SRA tăng 39,74%. Cổ phiếu này có các đợt tăng trần và giảm sàn đan xen nhau vì thế có sự biến động rất mạnh với biên độ dao động lớn thì rủi ro thua lỗ ngắn hạn cao.

    Cổ phiếu giảm mạnh: SLS giảm 19,35%. Sau giai đoạn dài tích lũy đi ngang, với kết quả kinh doanh quý 3/2018 không tích cực đã tạo áp lực bán đẩy giá cổ phiếu giảm sâu.



    nhan-dinh-thi-truong-4.png



    Xem thêm:

    >> Nhận định diễn biến thị trường ngày 23/11/2018 - Thị trường có khả năng tăng điểm tiếp tục
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Nhận định thị trường tuần 30/12/2024 - 3/1/2025 Nhận định thị trường chung Thứ bảy lúc 17:03
    Lạm phát Mỹ "nóng" trở lại và những lo ngại của thị trường Nhận định thị trường chung 11/10/24
    Nhận Định Thị Trường 19/08 - Có Phải Ngày Bùng Nổ Theo Đà ? Nhận định thị trường chung 17/8/24
    TRADE GIỎI PHẢI KIẾM ĐƯỢC TIỀN – 3 BƯỚC TÌM ĐIỂM MUA THỊ TRƯỜNG CÂN BẰNG Nhận định thị trường chung 15/8/24
    Nhận Định Thị Trường 12/08 - TẠO ĐÁY HAY HỒI KỸ THUẬT Nhận định thị trường chung 11/8/24

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này