VĨ MÔ THÁNG 9: KHI CÁC CHỈ SỐ MÂU THUẪN NHAU-FED SẼ HẠ LÃI SUẤT BAO NHIÊU TẠI FOMC THÁNG 9

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Đức Trung, 6/9/24.

Lượt xem : 209

  1. Đức Trung

    Đức Trung Moderator

    Tham gia ngày:
    21/9/21
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    ***************
    Xin chào mọi người, trong tuần đầu tiên của tháng 9, chúng ta đang trải qua 1 giai đoạn mà các chỉ số vĩ mô rối loạn. Các chỉ số có một sự mâu thuẫn lần nhau dẫn đến nhà đầu tư chúng ta đang không biết thị trường sẽ dịch chuyển về hướng nào, thế nên Trung sẽ quay lại với chủ đề phân tích vĩ mô với một bài viết tổng hợp các chỉ số quan trọng đầu tháng 9 này nhé.

    1. Đầu tiên chúng ta đến với chỉ số PMI Global và ISM PMI Manufacturing ở ngày 3 tháng 9

    Vào ngày 3 tháng 9 chúng ta có chỉ số quan trọng nhất là PMI Global và ISM PMI
    Để làm rõ khác biệt của 2 loại PMI này thì Trung xin nói thêm 1 số ý như sau:
    • Global PMI là một chỉ số flat PMI mã mỗi tuần hoặc mỗi 2 tuần sẽ có một báo cáo, chính vì vậy người ta có thể dự đoán được chỉ số này, do đó mỗi lần chỉ số này được cập nhật, ảnh hưởng của nó lên thị trường thật sự không quá nhiều do tính kỳ vọng vào một sự thay đổi bất ngờ là không cao. Ngoài ra, chỉ số này sẽ khảo sát những Purchasing Managers của các công ty trong rổ S&P bao gồm cả những công ty không phải là công ty của Hoa Kỳ.
    upload_2024-9-6_10-45-12.png

    • ISM PMI là một chỉ số mỗi tháng chỉ ra một lần, và ISM họ sẽ khảo sát 100 công ty lớn nhất nước Mỹ, chính vì Vậy PMI nó khó dự đoán hơn, và nó sát với tình hình công ty ở Mỹ hơn.

    => Kết luận: khi phân tích thì Trung thường dùng ISM PMI để có thể dễ dàng đánh giá tình hình kinh tế ở Mỹ hơn.
    upload_2024-9-6_10-45-55.png

    **Cùng đến với chỉ số PMI Manufacturing (PMI sản xuất) ở Mỹ trong tháng 8, chỉ số này chỉ ra rằng hoạt động sản xuất của Mỹ vẫn chưa ghi nhận sự hồi phục đáng kể so với tháng 7 thì chỉ tăng từ 46.8 lên 47.2, nó còn cho biết nền sản xuất ở Mỹ đang trong quá trình thu hẹp, nhưng tốc độ thu hẹp đang chậm lại so với tháng 7.

    2. Đến với ngày 5 tháng 9 với chỉ số JOLTS Job Opening

    **Lưu ý rằng, số việc làm mở mới này là chỉ số ghi nhận trong tháng 7, không phải tháng 8 nên nó đã có một độ trễ nhất định

    Một lần nữa, chỉ số việc làm mở mới lại làm cho tâm lí nhà đầu tư thêm tiêu cực, khi số việc làm mở mới tiếp tục giảm xuống chỉ còn, 7.673 triệu việc làm mở mới. Mức này đã quay lại gần bằng mức tháng 4 năm 2021 khi mà Covid vừa mới được kiểm soát.

    Chính vì thế một lần nữa tâm lí tiêu cực có xuất hiện trên thị trường khi chỉ số này được công bố, nhưng do chỉ số này được khảo sát trong tháng 7, nên tâm lí lo sợ này không thực sự ảnh hưởng quá lớn lên thị trường Chứng Khoán Mỹ trong ngày thứ 4

    upload_2024-9-6_10-47-13.png

    III. Ngày 5 tháng 9, ISM PMI Services và ADP Non farm Payroll

    Trong ngày 5 tháng 9, chỉ số mà các nhà đầu tư chờ đợi nhất để có thể níu kéo hy vọng rằng nền kinh tế đang không từng bước đi vào suy thoái, đó là chỉ số ISM PMI Services (PMI dịch vụ)

    Sở dĩ tại sao mà các nhà đầu tư chờ đợi chỉ số này vì trong cơ cấu tiền lương của người dân ở Mỹ, ngành dịch vụ trả lương đến 83% cho người dân. Và nếu khi mà PMI dịch vụ vẫn trên 50/trong trạng thái tiếp tục mở rộng thì nền kinh tế Mỹ vẫn chưa đi vào suy thoái.

    Chỉ số PMI dịch vụ tháng 8 ghi nhận mức 51.5 cao hơn tháng 7 và cao hơn cả mức kỳ vọng của nhiều người

    => Khi nhìn vào chỉ số này, các nỗi lo về suy thoái lập tức bị dập tắt.

    upload_2024-9-6_10-49-4.png

    **Nhưng ngay sao đó, chỉ số việc làm ADP NonFarm lại cho thấy một thực tế việc làm ngược lại.

    Chỉ số này chỉ ghi nhận 99k trong khi dự báo đến 144k
    upload_2024-9-6_10-49-27.png

    => Chính vì 2 chỉ số trong ngày thứ 5 trái ngược nhau, cho nên thị trường đã phản ứng theo kiểu không biết nên làm gì. Việc này có thể nhìn thấy thông qua việc thanh khoản biết mất và rất thấp trong suốt phiên giao dịch của SPX.
    upload_2024-9-6_10-49-44.png

    ***Kết luận: do các dữ liệu kinh tế đang khá là mâu thuẫn nhau, nên chúng ta cùng chờ đợi các chỉ số tiếp theo trong thứ 6, đó là chỉ số rất quan trọng Non-Farm Payroll. Có lẽ, trong lúc này, các quan chức của FED cũng đang khá phân vân với các chỉ số, nhưng theo chiều hướng của các chỉ số vĩ mô sắp tới, cuộc họp FOMC ngày 18/9 sắp tới vẫn sẽ chỉ hạ lãi suất 0.25%. Việc hạ lãi suất với tỉ lệ 0.25% sẽ làm cho thị trường không quá bất ngờ, và nếu hạ lãi suất với tốc độ quá nhanh, sẽ làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng nên kinh tế Mỹ đang rất xấu và hiện tượng tâm lí tiêu cực sẽ xảy ra.

    Các nhà đầu tư vẫn dự đoán FED cắt giảm 0.25% vào ngày 18/9
    upload_2024-9-6_10-50-3.png

    Nhìn qua VNINDEX, hiện tại câu hỏi khi FED hạ lãi suất thị trường có tăng lên hay không, Trung đã trả lời cụ thể trong video bên dưới đây, anh chị có thể theo dõi và cùng xem qua để tham khảo thêm.


    Việc hạ lãi suất cần thời gian để làm dòng tiền rẻ thẩm thấu vào thị trường, chứ không thể bắt buộc thị trường tăng ngay lập tức. Các quyết định mua bán cần phải căn cứ trên việc phân tích Cung – Cầu. Khi Cung nhiều hơn Cầu thì thị trường giảm, khi Cầu nhiều hơn Cung thì thị trường tăng.

    Video về nội dung vĩ mô trong bài viết:

    **************

    Đức Trung
    Zalo/Phone: 0902712858
    Theo dõi Youtube để có thể xem video trực quan:
    https://www.youtube.com/@trungnguyenwyckoffVSA
    Link room nhà đầu tư do Trung đang hỗ trợ nhà đầu tư về các công cụ:
    https://zalo.me/g/njqylp002
     
    MaiQuinn thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này