VNM - Cổ phiếu luôn nằm trong top ưa chuộng nhất của các quỹ đầu tư giờ ra sao trong mắt họ?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 30/11/18.

Lượt xem : 1,718

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    VNM-co-phieu-luon-nam-trong-top-ua-chuong-nhat-cua-cac-quy-dau-tu-gio-ra-sao-1.png

    Cổ phiếu Vinamilk (VNM) trong suốt hàng chục năm qua luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước săn đón. Đặc biệt đối với các quỹ đầu tư nước ngoài có tên tuổi VNM luôn nằm trong đích ngắm của họ, và cũng có không ít quỹ ngoại tuy không quan tâm lắm đến chứng khoán Việt Nam nhưng đã chọn VNM vào danh mục đầu tư của mình.

    Trong suốt 6 năm liền, công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã khẳng định được vị thế tăng trưởng bền vững của mình khi luôn được bình chọn trong top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam và cũng là một trong các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường.

    Vinamilk luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong nhiều năm cùng với việc tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá mức 49% vốn điều lệ, những điều này khiến VNM trở thành cổ phiếu được "khao khát" của nhiều quỹ đầu tư. Và thực tế các quỹ sở hữu tỷ trọng cổ phiếu VNM lớn luôn nhận được tăng trưởng lợi nhuận dẫn đầu.

    Thế nhưng gần đây, dù VNM đã được nới “room” 100% cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng mức độ quan tâm của các quỹ ngoại đã giảm hẳn. Nguyên nhân do từ cuối 2017 và đầu 2018, tốc độ tăng trưởng được coi là ấn tượng của VNM đã chững lại khi phải đối mặt với nan đề về tăng trưởng.

    Tính đến tháng 8/2018, Vinamilk chiếm lĩnh 50% thị trường sữa nội địa, với cơ cấu thị phần như sau: sản phẩm sữa tươi chiếm 53%, sữa chua chiếm 80%, sữa đặc chiếm 80% và sữa bột là 40%. Tuy vẫn tiếp tục đứng đầu ở thị phần sữa trong nước nhưng doanh thu trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng ở mức thấp 2% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 39.600 tỷ đồng; trong khi đó lợi nhuận trước thuế lại giảm 8% so với cùng kỳ, xuống còn 9.400 tỷ đồng.

    So với mức đỉnh hồi tháng 4/2018 hơn 200.000 đồng/CP, VNM đã mất hơn 30% giá trị và hiện đang có sự hồi phục nhẹ.

    VNM-co-phieu-luon-nam-trong-top-ua-chuong-nhat-cua-cac-quy-dau-tu-gio-ra-sao-2.png

    Quỹ đầu tư lớn nhất và tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là Dragon Capital VEIL trong một thời gian dài gắn bó với VNM. Khi đó VNM luôn nằm trong vị trí đầu bảng của VEIL và đạt được hiệu suất tăng trưởng cao. Từng có thời điểm VEIL đã dành 20% giá trị tài sản ròng của mình vào VNM. Thế nhưng sau hàng loạt đợt thoái vốn, VEIL đã giảm tỷ trọng của VNM xuống còn 3,28% tương đương với 45 triệu USD giá trị cổ phiếu, khiến cho VNM đứng ở vị trí thứ 8 trong danh mục đầu tư.

    Cũng như vậy đối với quỹ đầu tư VinaCapital VOF, các vị trí dẫn đầu hiện tại là của HPG, KDH, AVC còn VNM chỉ đứng ở vị trí thứ 4 với tỷ lệ 6%.

    Ngoài ra, còn có quỹ Pyn Elite Fund nằm trong số những quỹ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam cũng không mặn mà với VNM.

    Cuối năm 2017, quỹ ngoại Platinum Victory thuộc Tập đoàn Jardine Matheson bỏ ra 9.000 tỷ đồng để mua 43,8 triệu cổ phiếu VNM từ SCIC và mua thêm 100 triệu cổ phiếu VNM từ các nhà đầu tư khác nắm tỷ lệ sở hữu 10,6%. Cùng lúc đó các quỹ nắm giữ VNM lâu năm cũng đã bán một số lượng đáng kể cổ phiếu VNM khi Platinum Victory liên tục gom hàng, cụ thể các quỹ trực thuộc của Dragon Capital VEIL đã bán 5,5 triệu cổ phiếu VNM tương đương 902 tỷ đồng cho Platinum Victory.

    Tuy nhiên hiện vẫn là một cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn, VNM vẫn được đa số các quỹ đầu tư quan tâm, nhất là các quỹ FTSE Vietnam ETF, VNM ETF, Matthews Asia Dividend Fund... đầu tư theo chỉ số hoặc chuyên về cổ tức.

    Hiện tại, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC đang nắm tỷ lệ sở hữu lớn nhất 36,01%, F&N chiếm hơn 20% và Platinum Victory 10,62%. Như vậy chỉ riêng 3 tổ chức này đã nắm 2/3 tỷ lệ sở hữu tại Vinamilk.

    Theo danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk tại thời điểm 29/12/2017 thì ngoài 3 nhà đầu tư lớn vừa kể trên còn có các tổ chức đầu tư khác nắm tỷ lệ tương đối khá là: nhóm quỹ Matthews chiếm tỷ lệ 3,5%, Arisaig Asia Consumer Fund là 1,65%; nhóm Genesis Group là 2,4%, Deutsche Bank AG, Citigroup, quỹ GIC của Chính phủ Singapore... Tính ra 20 cổ đông lớn nhất này nắm 79,01% cổ phần của Vinamilk.

    VNM-co-phieu-luon-nam-trong-top-ua-chuong-nhat-cua-cac-quy-dau-tu-gio-ra-sao-3.png
    Theo Cafef

    Xem thêm:

    >> Làm sao để thoát trạng thái ngủ đông cho thị trường?
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này