Xuất khẩu Việt Nam chuẩn bị đón thêm 2 thành viên vào câu lạc bộ 10 tỷ USD trong năm 2019

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 31/12/18.

Lượt xem : 2,137

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    xuat-khau-viet-nam-chuan-bi-don-them-2-thanh-vien-vao-cau-lac-bo-10-ty-usd-trong-nam-2019-1.jpg

    Trong năm 2018, có 5 mặt hàng là điện thoại và linh kiện; dệt may; máy tính-điện tử-linh kiện; máy móc-phụ tùng; giày dép có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ đồng, chiếm 58,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sang năm 2019, xuất khẩu Việt Nam sẽ chuẩn bị đón thêm 2 thành viên mới vào câu lạc bộ 10 tỷ USD này.

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê:

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm trước, vượt mục tiêu của Quốc hội (tăng 7-8%) và của Chính phủ (tăng 8-10%) đề ra. Ước tính cho toàn năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tạo được mức kỷ lục mới với 482,2 tỷ USD.

    Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7,2 tỷ USD. Năm 2018 đã đạt được kỷ lục về giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu 2,1 tỷ USD của năm 2017. Đồng thời vượt xa mục tiêu của Quốc hội đề ra là nhập siêu dưới 3%.
    Doanh nghiệp Việt Nam giành lại 0,6% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI

    xuat-khau-viet-nam-chuan-bi-don-them-2-thanh-vien-vao-cau-lac-bo-10-ty-usd-trong-nam-2019-2.jpg

    Năm 2018, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục giữ ưu thế, chiếm 71,7% về cơ cấu xuất khẩu. Mặc dù vậy, năm 2018 cũng đánh dấu sự vươn lên khá mạnh của các doanh nghiệp nội khi chiếm tỷ trọng 28,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, giành lại 0,6 điểm phần trăm từ các doanh nghiệp FDI so với năm 2017.

    Khu vực kinh tế nội địa đạt giá trị xuất khẩu là 69,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm trước.

    Khu vực FDI (bao gồm dầu thô) đạt giá trị xuất khẩu là 175,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm trước.

    Như vậy, lần đầu tiên khu vực kinh tế nội địa có mức tăng trưởng cao hơn khu vực FDI và lên đến 3 điểm phần trăm.

    Đại diện lãnh đạo Bộ Công thương đánh giá về việc xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao và xuất siêu đạt kỷ lục trong năm 2018: Khi mà chủ nghĩa bảo hộ đang lên cao và thương mại nhiều quốc gia đang giảm xuống thì Việt Nam lại đạt được tăng trưởng xuất khẩu rất đáng khích lệ. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho nền kinh tế, dự trữ ngoại hối tăng, tỷ giá ổn định hơn.

    Ở các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… vẫn tăng trưởng mạnh cho dù có nhiều khó khăn chung của thương mại toàn cầu. Việc này thể hiện doanh nghiệp Việt Nam có thể linh hoạt, chủ động trong việc ứng phó với môi trường kinh doanh không ổn định. Minh chứng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng khá mạnh, cho thấy năng lực cạnh tranh tốt để vượt qua các rào cản và đạt được kết quả tích cực, đặc biệt là trong tình hình chịu tác động của chủ nghĩa bảo hộ.

    Các chuyên gia kinh tế nhận xét, từ những số liệu đạt được ở trên cho thấy định hướng và những chính sách trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển của Chính phủ bước đầu đã phát huy được hiệu quả khả quan, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Tăng trưởng xuất khẩu của những doanh nghiệp nội địa đã khẳng định thêm lần nữa doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực cho nền kinh tế phát triển. Trong năm 2018, khu vực này đã có đóng góp tích cực vào nền kinh tế, nhất là trong hoạt động xuất khẩu.

    Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì Chính phủ nên tiếp tục có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, thiết lập môi trường đầu tư công bằng giữa các thành phần kinh tế để giảm phụ thuộc vào những doanh nghiệp FDI.

    Chuẩn bị đón 2 thành viên mới vào câu lạc bộ 10 tỷ USD trong năm 2019

    xuat-khau-viet-nam-chuan-bi-don-them-2-thanh-vien-vao-cau-lac-bo-10-ty-usd-trong-nam-2019-3.jpg

    Trong năm nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu đã đạt được những con số kỷ lục như dệt may, cá tra, lúa gạo,... Cụ thể, dệt may đạt giá trị xuất khẩu trên 36 tỷ USD, tăng trên 16% so với 2017. Trong top 10 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới thì chưa có quốc gia nào có được tăng trưởng 2 con số như Việt Nam, hầu hết đều ở dưới mức 5%. Riêng Ấn Độ và Bangladesh còn bị suy giảm. Hiện tại, chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới xuất khẩu dệt may.

    Tương tự, xuất khẩu lâm sản đạt gần 9,4 tỉ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu và chiếm tới 85% giá trị xuất siêu của nhóm ngành nông nghiệp. Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có 1.863 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào xuất khẩu đã xây dựng nên ngành công nghiệp chế biến gỗ lớn mạnh cả về quy mô lẫn trình độ công nghệ.

    Giá trị xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng ấn tượng khi có kim ngạch cao nhất từ trước đến nay với 2,26 tỷ USD, tăng gần 26,4% so với năm 2017. Trong 5 năm qua, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chỉ khoảng 1,5 - 1,8 tỷ USD.

    Đối với mặt hàng gạo, sản lượng xuất khẩu ước đạt 6,1 triệu tấn, tăng 5,7% so với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,1 tỷ USD, tăng đến 19,6%.

    Trong năm qua, có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế.

    Trong đó 5 mặt hàng là điện thoại và linh kiện; dệt may; máy tính-điện tử-linh kiện; máy móc-phụ tùng; giày dép có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ đồng, chiếm 58,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Sang năm 2019, ngành gỗ và thủy sản cũng đề ra mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD. Việc đề ra con số mục tiêu này là có căn cứ bởi vì doanh nghiệp nội chiếm ưu thế trong các ngành này.

    Riêng đối với thủy sản, dự báo mặt hàng cá tra sẽ tiếp tục tăng trưởng khá về xuất khẩu vì Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng và ngày càng mở rộng thị trường. Đồng thời, mặt hàng quan trọng nhất của nhóm là tôm đang có sự hồi phục và đang tăng giá trở lại. Nguồn khai thác tôm nước lạnh ở các nước khác đang giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường thế giới lại tăng. Hiện tại, Mỹ đã giảm thuế chống phá giá cho Việt Nam và với những thị trường quan trọng như EU, Nhật, Úc,... thì nước ta đang xúc tiến các Hiệp định thương mại tự do nên thời gian tới có cơ hội rất cao để gia tăng xuất khẩu.

    Mục tiêu gia nhập vào nhóm 10 tỷ USD đối với ngành gỗ còn sáng hơn khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực bắt đầu từ ngày 30/12/2018 và Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ ký trong quý I/2019 thì ngành này được xem là hưởng lợi nhiều nhất. Đồng thời cuộc chiến thương mại cũng sẽ mở đường tạo điều kiện mở đường cho việc thu hút các đơn đặt hàng cũng như đầu tư của ngành gỗ vào Việt Nam.

    Như vậy, với sự đột phá của xuất khẩu trong năm 2018 thì bước sang năm 2019 dư địa và tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu vẫn còn tiếp tục rất lớn.

    Theo Vietstock

    Xem thêm:

    >> Đội hình các cổ phiếu kém phong độ nhất năm 2018
     

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này