Kakata in CFA: Rủi ro trong kinh doanh

Thảo luận trong 'Môn Corporate Finance' bắt đầu bởi Erikvan, 17/7/19.

Lượt xem : 2,139

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    kakata-in-cfa-risk-trong-kinh-doanh-2.jpg

    Trên thị trường tài chính, câu nói high risk high return đã trở thành kim chỉ nam cho muôn lớp thế hệ nhà đầu tư tiếp diễn sự nghiệp trading hay investing. Khái niệm Risk gần như đã trở thành một bộ phận không thể tách rời. Hôm nay, Kakata khái quát đôi dòng về risk trong đầu tư cũng như khái niệm Risk như thế nào đối với các bên liên quan (Stakeholder) trong một doanh nghiệp nhé.

    kakata-in-cfa-risk-trong-kinh-doanh-1.png
    Đầu tiên, Business risk

    Nói về Business risk tức nói về những rủi ro, những uncertainty trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và tác động của nó đối với việc quản trị (management). Trong kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi, bản chất từ rủi ro có nghĩa là những sự biến động trong hoạt động khác với những điều xảy ra một cách usual. Như việc doanh nghiêp đi vào hoạt động ổn định với doanh thu bán hàng 100 đồng mỗi ngày thì việc kiếm được 200 đồng hay kiếm được 50 đồng đều là rủi ro.

    Rủi ro khác biệt trong doanh thu đến từ việc hàng bán ra nhiều hơn hay ít hơn, liên quan đến chính sách bán hàng, liên quan đến chu kỳ kinh doanh thay đổi được gọi là yếu tố Sales risk tức những thay đổi uncertainty trong doanh số bán. Bên cạnh Sales risk, Business risk còn bao gồm thêm Operating risk tức rủi ro hoạt động, hầu hết rủi ro hoạt động sẽ đến từ vấn đề chi phí của doanh nghiệp, quản trị chi phí hợp lý cho doanh nghiệp giữ được và cải thiện lợi nhuận dẫu doanh thu không tăng trưởng hay tăng trưởng thấp. Bài toán chính sách khấu hao và quản trị chi phí doanh nghiệp hiệu quả sẽ đưa đến việc kiểm soát thành công hay thất bại Operating risk.

    kakata-in-cfa-risk-trong-kinh-doanh-3.jpg

    Financial risk

    Những gì liên quan đến tài chính thường là điều được các bên liên quan (Stakeholders) chú ý trong quá trình vận hành một doanh nghiệp. Performance một doanh nghiệp có tích cực hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp có kiểm soát được cơ cấu tài chính của mình. Cơ cấu tài chính có thể là các chỉ số Solvency risk mà người quan tâm hơn ai hết chính là các Creditors (các chủ nợ, các banker) của doanh nghiệp. Đôi khi, kinh doanh hiệu quả hay không, doanh nghiệp có muốn mở rộng ra thị trường mới, sản phẩm mới hay không quan trọng lắm đối với các banker này, điều họ muốn là một chỉ số financial coverage ổn định và được duy trì đảm bảo các khoản nợ sẽ được trả đúng hạn, vậy là đủ.

    Rủi ro về đầu tư, investment risk được đặc biệt quan tâm bởi các shareholder, những cổ đông muốn doanh nghiệp mình nắm giữ được gia tăng vốn hóa, gia tăng giá trị trên thị trường, Điều cổ đông muốn chính là suất sinh lời được cải thiện và tăng trưởng. Yếu tố Growth và margin trong doanh thu và biên lợi nhuận gộp lúc này được đem lên bàn cân. Cũng phải thôi nếu đầu tư mà value không được cải thiện thì đầu tư làm gì, đem gửi bank hay gửi kakata cho rồi.

    kakata-in-cfa-risk-trong-kinh-doanh.png

    Vấn đề ESG (Economic, Social, Goverment)

    Các risk khác đôi khi cũng cần được bên liên quan khác như chính phủ, xã hội xem xét, đối với một dự án đầu tư hay một công trình thực hiện đem lại những lợi ích nhưng lại đi kèm quá nhiều tác động xấu đến môi sinh cũng khó được chấp nhận. Risk ở đây được xét trên Impact effect các doanh nghiệp gây những ảnh hưởng tích cực sẽ được ưu tiên và ngược lại đối với các doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến môi sinh, xã hội. Thematic là yếu tố được xem xét khi doanh nghiệp thực hiện mục tiêu hướng đến việc cải thiện cuộc sống, cải thiện môi trường, hay đem lại nhiều việc làm cho vùng nhất định sẽ được chính phủ ưu tiên.
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này