Mô hình tam giác - khoảng dừng của thị trường - cơ hội của nhà đầu tư

Thảo luận trong 'Lớp học phân tích kỹ thuật' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 28/7/19.

Lượt xem : 3,092

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    mo-hinh-tam-gaic-co-hoi-cua-nha-dau-tu-kakata.PNG

    Ngoài những mô hình đảo chiều mà tôi đã chia sẻ với anh em ở các bài trước thì trên thị trường này, chúng ta còn những mô hình tiếp diễn xu hướng tỏ ra rất mạnh mẽ và hiệu quả. Một trong số đó là mô hình TAM GIÁC.


    Mô hình tam giác có hai loại: mô hình tam giác tăng (tam giác hướng lên) và mô hình tam giác giảm (tam giác hướng xuống). Hai mô hình này cũng khá là tương tự nhau, do đó, tôi sẽ chia sẻ chi tiết một mô hình, anh em suy ra mô hình còn lại nhé.

    MÔ HÌNH TAM GIÁC TĂNG - ĐIỂM KÍCH HOẠT LỆNH MUA HOÀN HẢO!

    Nói hoàn hảo thì cũng không ngoa khi mà kết thúc mô hình này, giá lại tiếp tục tăng theo xu hướng cũ.

    Mô hình tam giác tăng hình thành trong một xu hướng tăng giá với vai trò là khoảng nghỉ trước khi tiếp tục xu hướng.

    Mô hình bắt đầu hình thành khi các đỉnh xuất hiện ngang gần bằng nhau (không cần phải quá bằng nhau, thậm chí là dốc xuống cũng được) và hình thành một kháng cự không thể phá vỡ. Giá cũng liên tục tạo những đáy nhưng có xu hướng cao hơn đáy cũ và tạo thành một đường hỗ trợ xiên (trendline). Hai đường kháng cự và hỗ trợ này tiến gần tới nhau tạo thành một hình tam giác nên gọi là mô hình tam giác:

    mo-hinh-tam-gaic-co-hoi-cua-nha-dau-tu-kakata-4.PNG

    Như vậy, ta thấy rằng khi giá xuyên qua đường kháng cự tạo bởi các đỉnh nó sẽ tiếp tục tăng. Mục tiêu tăng ban đầu được xác định bằng khoảng cách từ kháng cự cho đến đáy thấp nhất trong mô hình (hình trên). Đó là lý thuyết về mô hình tam giác tăng, chúng ta xem ví dụ thực tế là như thế nào nhé:

    mo-hinh-tam-gaic-co-hoi-cua-nha-dau-tu-kakata-1.png

    Mô hình tam giá tăng xuất hiện rất nhiêu ở những mã cổ phiếu tăng giá, hiện tại đang là mã CCL.

    Như vậy, làm sao để nhận diện ra mô hình này? Sau đây là những tiêu chí mà bạn cần note lại để phân tích mô hình:

    + Xu hướng trước đó phải là xu hướng tăng. Nếu trước đó sideway hay giảm thì không cần quan tâm vì chẳng có cơ hội để mua.

    + Giá tạo các đỉnh gần bằng nhau tạo ra một kháng cự trong ngắn hạn.

    + Giá tạo đáy liên tục cao dần tạo hỗ trợ trendline ngắn hạn.

    + Thời gian không quá 1- 3 tháng

    + Trong thời gian hình thành mô hình, thanh khoản thường không cao, thậm chí còn rất thấp và thấp dần khi giá chuẩn bị bùng nổ.

    + Khi giá bùng nổ và xuyên qua đường kháng cự, thanh khoản tăng lên hỗ trợ cho cú breakout đó => điểm mua được kích hoạt.

    + Giá có thể quay trở về chạm vào đường kháng cự cũ một lần nữa (retest). Đây là cơ hội cho những ai chưa mua kịp lúc giá breakout.

    Chúng ta cùng nhìn lại đồ thị CCL để phân tích kỹ hơn nhé:

    mo-hinh-tam-gaic-co-hoi-cua-nha-dau-tu-kakata-2.png

    MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM - VÙNG THOÁT HÀNG CHO NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ CHƯA KỊP BÁN

    Nếu như mô hình tam giác tăng diễn ra trong xu hướng tăng thì mô hình tam giác giảm ở một thế giới ngược lại. Tương tự những tính chất của mô hình trên, do đó tôi sẽ không nói thêm để tránh trùng lặp.

    Sau đây là mô hình lý thuyết của tam giác giảm:

    mo-hinh-tam-gaic-co-hoi-cua-nha-dau-tu-kakata-5.PNG

    Chúng ta cùng xem một ví dụ nhé:

    mo-hinh-tam-gaic-co-hoi-cua-nha-dau-tu-kakata-3.png

    Như vậy tôi đã chia sẻ xong một bài học cơ bản nữa về mô hình giá. Hy vọng anh em có thể áp dụng nó một cách hiệu quả. Happy trading!

    Xem thêm:

    >> Lớp học mô hình giá: Mô hình hai đỉnh - hai đáy và cách tìm mua cổ phiếu xu hướng tăng
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này