Những kiến thức kinh tế căn bản mà mọi nhà đầu tư cần phải nắm

Thảo luận trong 'Phân tích kinh tế vĩ mô cho Forex và chứng khoán' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 30/10/19.

Lượt xem : 2,164

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam.jpg

    Rất tiếc có một sự thật rằng 90% người việt chúng ta rất thiếu hụt những kiến thức căn bản về kinh tế, trong đó có cả tôi, thông thường người việt chúng ta sẽ tự mày mò thông qua những kênh buôn bán nhỏ lẻ và những mối làm ăn chụp giựt và những tin đồn từ các mối quan hệ trong chính phủ.

    Những phương pháp làm ăn đó vẫn giúp chúng ta kiếm ra tiền nhưng chỉ phù hợp trong những năm thập niên 90 và đầu năm 2000, thời đại càng lúc càng phát triển chúng ta phải có vốn liếng căn bản về kinh tế nhất định để bắt kịp với thời đại, ở các nước phương tây hay Hàn, Nhật, Đài và Sin, họ đi trước chúng ta hơn cả chục năm về vấn đề này, mỗi một đứa trẻ đi học sẽ được dạy về kiến thức kinh tế nhất định, nếu người Việt chúng ta không cập nhật những kiến thức này sẽ rất là đáng tiếc bởi vì chúng ta rất giỏi trong việc sống còn ở thương trường, nếu kết hợp bản chất sinh tồn của chúng ta với kiến thức kinh tế chẳng phải chúng ta đâu hề thua kém các con rồng chau à khác, đúng không nào. Hôm nay tôi chia sẻ đến cho các bạn 10 kiến thức kinh tế căn bản nhất mà mọi nhà đầu tư cần phải biết.

    1. KINH TẾ VI MÔ VÀ VĨ MÔ

    Thời còn sinh viên, nếu chúng ta học khoa quản trị kinh doanh chắc chắn kinh tế vi và vĩ sẽ là 2 môn căn bản nhất trong năm nhất nhưng hầu như khi ra trường chúng ta đã quên mất 2 môn này. Càng đi sâu vào chứng khoán, nó càng cực kỳ quan trọng nhé các bạn. Vi mô sẽ phân tích tình hình nội tại doanh nghiệp và tình hình kinh tế trong nước ví dụ như lãi suất, tốc độ tăng trường GPD, chính sách của nhà nước...và tiếp theo phân tích vĩ mô để biết những yếu tố ngoại tác động vào mã chứng khoán đó thí dụ như ngoại hối, chiến tranh, thiên tai, giá vàng....

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (2).jpg

    2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP)

    Đây là công cụ cơ bản nhất để đo kích thước của một nền kinh tế, theo khái niệm GDP có thể bằng tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm quốc nội và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (3).jpg

    3.TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

    Đây là công cụ đo lường sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia bằng cách đo lường tốc độ tăng trường GDP qua hằng năm, nếu chúng ta so sánh được một mã cổ phiếu nào đó có tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS mà cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP thì đó là một mã cổ phiếu siêu hạng.

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (4).jpg

    4. CUNG VÀ CẦU (SUPPLY AND DEMAND)

    Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng phải tuân theo quy luật cung cầu, cung tăng sẽ làm giá giảm và ngược lại, cung giảm sẽ làm giá tăng, vì thế khi xem xét cổ phiếu chúng ta phải cân nhắc số lượng cổ phiếu và mức cung cầu trên thị trường như thế nào....

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (5).jpg
    5.LẠM PHÁT

    Bạn có biết rằng đa số các sản phẩm thời nay đều mắc thời của ông cha ta rất nhiều. Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hằng năm vào khoảng 2%, điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ tăng giá 2% mỗi năm, nhưng ở một khía cạnh nào đó đây là con số có thể cho phép được nếu so với tăng trưởng kinh tế.

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (6).jpg

    6. LÃI SUẤT

    Lãi suất thường sẽ được quyết định bởi các NHTW và về lâu dài, nó sẽ được quyết định bởi thị trường và lạm phát và viễn cảnh của nền kinh tế. Những chính sách NHTW dùng để kiểm soát lãi suất gọi là chính sách tiền tệ

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (7).jpg

    7. MỐI QUAN HỆ LÃI SUẤT - LẠM PHÁT - TĂNG TRƯỞNG

    Gần như có mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất có thể anh hưởng trực tiếp đến lạm phát. Khi gia tăng lãi suất, lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên đi cùng với nó là nền kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy hầu như ở mọi quốc gia và nhất là Mỹ quốc, thông tin về lãi suất luôn là thông tin luôn được chờ đợi nhiều nhất

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (8).jpg

    8. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

    Chính phủ có thể kiểm soát nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chi tiêu, nhóm các cơ chế sử dụng ngân sách hình thành nên chính sách tài khóa. Khi chính phủ chi tiêu nhiều, dẫn đến cầu nhiều hơn và giá tăng nhiều hơn. Điều này có nghĩa là nền kinh tế phát triển tốt nhưng lại bị lạm phát cao

    Do đó chính phủ cố gắng chi tiêu nhiều hơn trong giai đoạn nền kinh tế phát triển thấp và ngược lại thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ tăng trưởng và lạm phát cao.

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (9).jpg

    9. CHU KỲ KINH TẾ

    Thông thường theo lý thuyết chu kỳ kinh tế là 7 năm. Nhưng chúng ta cũng phải xem xét tùy ở các nền kinh tế và còn phụ thuộc vào chính trị, ví dụ như ở Mỹ 1 ông tổng thống là 4 đến 8 năm, do đó nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của ông tổng thống đó là từ 4 - 8 năm cho đến khi hết 8 năm ông khác lên với chính sách mới lúc đó mới kết thúc chu kỳ, còn nếu 1 quốc gia khác mà lãnh đạo có thể được tới 12 năm thì sau 12 năm đó ông khác nên mới kết thúc chu kỳ cũ. Chung quy là con phụ thuộc nhiều yếu tố

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (10).jpg

    10. CHI PHÍ CƠ HỘI

    Khi bạn thực hiện 1 hành động gì đó bạn thường so sánh lợi ích của hành động đó so với các hành động khác. Ví dụ như vào tối thứ 6 phải làm việc cật lực cho một dự án, bạn có thể sẽ nghĩ rằng: " Trời đất, mình đáng lẽ phải làm việc gì đó khác" việc khác ở đây có thể là tiệc tùng, nhậu nhẹt, em út, bar quẫy... Chứng tỏ dự án bạn đang làm tốt hơn và hấp dẫn hơn.

    Giá trị mà bạn bỏ lỡ được gọi là "chi phí cơ hội". Vì thế nếu bạn bỏ 1 công việc 120 ngàn đô/năm để bắt đầu lại, chi phí cơ hội bắt đầu lại là 120 ngàn đô/năm. Lúc đó bạn buộc phải chọn những công việc có mức lương cao hơn 120 ngàn đô/năm.

    nhung-kien-thuc-kinh-te-can-ban-ma-moi-nha-dau-tu-can-phai-nam (11).jpg

    Trên đây là 10 kiến thức kinh tế căn bản nhất, hy vọng hữu ích cho anh em, good luck !!!

    Xem thêm:

    >>Muốn giàu có hãy dùng sự tử tế của mình để giúp người khác có được lợi nhuận
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    USD chạm đáy NDT nên cơ cấu danh mục nếu nắm những mã này Phân tích kinh tế vĩ mô cho Forex và chứng khoán 26/8/24
    Hai điểm mà phân tích cơ bản không làm được nhưng phân tích kỹ thuật thì làm được Phân tích kinh tế vĩ mô cho Forex và chứng khoán 3/11/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này