Thêm một tuyệt chiêu sử dụng RSI nữa: RSI kết hợp Harmonic

Thảo luận trong 'Chuyên mục mô hình sóng Harmonic' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 23/12/18.

Lượt xem : 3,737

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    them-mot-tuyet-chieu-su-dung-rsi-nua-rsi-ket-hop-harmonic.jpg

    Bài viết hôm nay tôi xin dành tặng cho những anh em thuộc tín đồ Harmonic cũng như các nhà đầu tư sử dụng Harmonic trong một phần hệ thống giao dịch của mình.

    Nhiều anh em than phiền với tôi rằng: Harmonic toàn sai, phải đo đúng tỷ lệ, hình chim cò, hình chim cò, bướm dơi, cua cá đẹp như tranh vẽ thế kia mà vẫn tạch, nó không đi đúng như kỳ vọng của chúng ta, từ đó mọi người chỉ khép Harmonic vào phương pháp chỉ xài cho vui, vẽ cho đẹp...Thực tế không đúng như vậy đâu, Harmonic vẫn được các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng rất chuẩn thậm chí còn thành công với nó. Vậy tại sao họ làm được còn chúng ta không làm được.


    Vấn đề nằm ở chỗ xác định điểm D trong 4 điểm A,B,C,D của mô hình Harmonic. Harmonic rất dễ nhận dạng mô hình sóng, các điểm A,B,C đều có thể xác định dễ dàng bởi quy tắc mô hình và tỷ lệ sóng Fibonacci. Mọi quy tắc đều có hết rồi, chúng ta cứ áp dụng đúng tỷ lệ thì mô hình được chấp nhận thôi.

    Nhưng vấn đề ở chỗ làm sao biết điểm D ở đâu, điểm D nào sẽ kích hoạt mô hình Harmonic, hay nói dể hiểu hơn là điểm D nào sẽ là điểm đảo chiều xu hướng. Chúng ta cần tìm điểm D như vậy để có thể sử dụng Harmonic hiệu quả.

    Tôi có một bài viết về sóng Harmonic, ở bài viết đó để hạn chế rủi ro bắt đỉnh đáy ở điểm D cho các bạn, tôi đã chia sẻ phương pháp chờ breakout trendline rồi mới mua vào cổ phiếu, với phương pháp như vậy sẽ giảm rất nhiều rủi ro cho các bạn, ai chưa xem bài viết đó thì có thể click vào đường link sau:

    >> Bắt đỉnh đáy với mẫu hình Harmonic căn bản: Mô hình con Dơi

    Nhưng trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ cách vào lệnh trực tiếp ở điểm D cũng như nhận diện điểm D một cách hoàn chỉnh nhất, để làm được điều đó chúng ta cần thêm một công cụ hỗ trợ đó, đó là công cụ tôi hay chia sẻ trong những bài trước đó là RSI.

    TẠI SAO LẠI LÀ RSI ?

    Đơn giản vì RSI có thể thấy được đỉnh đáy, qua đó có thể đoán được điểm D - điểm cuối cùng. Nói đoán đỉnh đáy thì hơi khó với đa số anh em, nhưng chúng ta có thể biết được nơi mà điểm có tỷ lệ hoàn thành cao nhất nhờ 2 đặc điểm mà ai cũng biết.

    +Quá mua - Quá bán

    +Phân kỳ

    Nghe thì có vẻ bình thường vì ai cũng biết, nhưng khi áp dụng vào anh em mới thấy được sự hiệu quả và cần thiết của RSI đối với Harmonic.

    Xin nhắc lại, không phải chỉ là RSI mà tất cả những chỉ báo công cụ khác, anh em nên xem nó như là một phương tiện để giúp chúng ta nhìn nhận ra thị trường ở thời điểm hiện tại thay vì ép buộc nó phải dự đoán tương lai.

    CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH HARMONIC KẾT HỢP RSI

    Quay lại vấn đề chính, ý tưởng sử dụng RSI thì đã có rồi, làm sao để kết hợp nó thành một chiến lược đây.

    Câu trả lời: hãy nhìn động thái của RSI khi điểm D trong con sóng Harmonic chuẩn bị hình thành.

    Sóng harmonic thì có nhiều loại: cua, dơi, bướm, cá mập, ABCD, nhưng nguyên tắc chung để giao dịch tốt.

    1.Nhận diện ra mô hình

    2.Kiểm tra lại các tỷ lệ theo quy tắc để xác định 3 điểm A,B,C

    3.Sử dụng RSI để xác định điểm D

    Sau đó chỉ có vào lệnh thôi

    Khi các bạn đã xác định xong 3 điểm A-B-C thì bây giờ việc chúng ta cần làm là kỳ vọng cái đáy ở điểm D theo đúng tỷ lệ của Harmonic. Nếu đúng tỷ lệ, lúc đó chúng ta mới xem xét đến RSI.

    Lưu ý: nếu D không đúng tỷ lệ thì bỏ qua, không tiếc núi, không thúc ép nó đúng

    Khi đỉnh/đáy D đã hình thành đúng tỷ lệ, mô hình đầy đủ 4 điểm A,B,C,D, chúng ta cần xác nhận bằng RSI trước khi mở vị thế.

    +RSI có rơi vào vùng quá bán không

    +RSI tại D có phân kỳ so với RSI tại X (điểm bắt đầu) hay không ?

    Mời xem cổ phiếu VCB

    them-mot-tuyet-chieu-su-dung-rsi-nua-rsi-ket-hop-harmonic (2).jpg

    Như trường hợp trên mặc dù Harmonic không đúng tỷ lệ như sách giáo khoa nhưng nhìn chung vẫn nằm trong vùng cho phép mô hình thực tế. Điểm D chúng ta thấy ở trên rơi vào vùng quá bán của RSI và quay đầu tăng đồng thời RSI cũng tại điểm D cũng tạo phân kỳ với RSI điểm X.

    Như vậy theo quy tắc chúng ta sẽ mua vào khi RSI tăng vượt lên 30

    VD thứ 2 về việc bán ra cổ phiếu

    them-mot-tuyet-chieu-su-dung-rsi-nua-rsi-ket-hop-harmonic (3).jpg

    Trong VD này mặc dù RSI của điểm D chưa tới 70 nhưng hãy nhìn về điểm X đã rơi vao vùng quá mua.

    Sau đó trenline RSI thấp dần nhưng giá vẫn cứ tăng, đây là dấu hiệu nhà cái đang rút ra từ từ nhưng vẫn đẩy giá lên để bẫy những nhà đầu tư FOMO theo thị trường

    Nhưng chúng ta không dễ dàng bi lừa như vậy, khi mà đã xuất hiện mô hình Harmonic, về nguyên tắc khi đúng tỷ lệ là chúng ta bắt đầu bán ra ngay trước khi bị làm thịt.

    Trên đây là cách mà tôi kết hợp RSI để giao dịch hiệu quả theo phương pháp Harmonic. Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em.

    Tô Đình Văn

    Xem thêm


    >> Tuyệt kỹ bắt đỉnh đáy bằng ICHIMOKU
     

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này