Tìm điểm mua bán cổ phiếu bằng phương pháp phân tích thanh khoản

Thảo luận trong 'Phân tích thanh khoản - volume' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 3/12/18.

Lượt xem : 3,663

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    tim-diem-mua-ban-co-phieu-bang-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-1.jpg

    Quay trở lại chủ đề thanh khoản và phân tích thanh khoản, thật sự có rất nhiều kỹ thuật và kỹ năng liên quan đến thanh khoản hữu ích và có thể giúp nhà đầu tư biết được hướng đi sắp tới của giá cổ phiếu. Kakata sẽ chia sẻ tất cả các kỹ thuật liên quan đến thanh khoản với mục đích giúp anh em nhà đầu tư trang bị kiến thức thực tiễn và hữu ích cho chính mình.


    Chủ đề ngày hôm nay sẽ là tìm điểm mua bán với mức giá hợp lý bằng phương pháp đọc thanh khoản. Ý tưởng ở đây chính là tìm điểm pullback (pullback là hành động giảm điều chỉnh trong con sóng tăng, hoặc tăng điều chỉnh trong con sóng giảm). Nhiệm vụ của chúng ta là tìm chỗ mà giá dừng pullback và tiếp tục tăng tiếp để gom mua cổ phiếu với mức giá tối ưu. Bây giờ chúng ta vào nội dung chính nhé.


    PHÂN TÍCH THANH KHOẢN CÓ THỂ TÌM RA ĐƯỢC VÙNG KHÁNG CỰ, HỖ TRỢ TIỀM NĂNG

    Trong thị trường tài chính nói chung và đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam, thanh khoản hay volume là một trong hai yếu tố tối quan trọng (yếu tố còn lại là giá). Do đó, nếu chỉ nhìn giá và các công cụ dựa trên giá không thì chưa đủ.

    Bởi lẽ, giá và volume có liên hệ cực kỳ mật thiết với nhau. Nếu giá là hành động được thể hiện ngoài mặt, thì thanh khoản chính là suy nghĩ bên trong của một con người. Do đó, suy nghĩ sẽ chi phối hành động, cũng giống như thanh khoản sẽ quyết định xem giá sẽ đi đâu. Nếu giá và thanh khoản bất nhất thì chính là lúc vấn đề gì đó sắp xảy ra. Chuyện này từ từ chúng ta sẽ bàn đến sau. Tôi sẽ có 1 bài nói sâu về mối quan hệ giữa giá và thanh khoản cũng như ứng dụng của nó vào trong giao dịch chứng khoán.

    Còn bây giờ, ý tưởng trong bài viết mà tôi cần các bạn lưu ý là sự dày đặc thanh khoản. Nói cụ thể hơn, vùng giá nào có thanh khoản dày đặc, vùng giá đó sẽ đóng vai trò làm kháng cự và hỗ trợ cực tốt.

    tim-diem-mua-ban-co-phieu-bang-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-2.png

    Trên đây là 1 ví dụ về ý tưởng mà tôi muốn chia sẻ. Như bạn thấy đấy, để xác định hỗ trợ, kháng cự có thể cản giá tốt, chúng ta chỉ việc tìm những cây nến có thanh khoản cực tốt. Đơn giản vì nơi đó tập trung vô số người mua và người bán. Họ sẵn sàng mua / bán đối ứng lại để cản giá.


    TÌM ĐIỂM VÀO ĐỂ MUA GOM HÀNG VÀ BÁN THOÁT HÀNG BẰNG THANH KHOẢN

    Dựa vào phương pháp trên, chúng ta sẽ hình thành một chiếu lược gom mua cổ phiếu hiệu quả trong xu hướng tăng cũng như bán hiệu quả trong xu hướng giảm.

    Cụ thể như sau, nếu trong xu hướng tăng, chúng ta sẽ đi tìm những vùng pullback chạm vào những mức giá có thanh khoản cao, khi chạm vào những mức giá đó, giá sẽ dừng lại:

    tim-diem-mua-ban-co-phieu-bang-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-3.png
    Ở ví dụ trên là cách tôi chọn mức giá để mua thêm hàng trong xu hướng tăng. Trong khi cổ phiếu REE tăng giá, tôi sẽ không mua đuổi theo, mà cố chờ cho đến khi giá điều chỉnh giảm, nhưng điều chỉnh giảm tới đâu thì mua. Xin thưa, tới vùng giá tập trung nhiều thanh khoản như ví dụ, đó là vùng mua tối ưu nhất.

    Thêm 1 ví dụ nữa nhé:

    tim-diem-mua-ban-co-phieu-bang-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-4.png

    Ở ví dụ này, nếu đặt lệnh theo đúng quy tắc, chúng ta có thể vào LDG với giá trung bình là 17.x và thoát hàng ở mức 21.x, tương ứng lợi nhuận hơn 23%. Chỉ với việc phân tích thanh khoản mà thôi.

    Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp phân tích thanh khoản rất hữu ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Vẫn còn rất nhiều kỹ thuật khác, Kakata sẽ còn chia sẻ nhiều nữa, mọi người đón xem nhé.

    Xem thêm:

    >> Các phương pháp phân tích thanh khoản áp dụng cho thị trường chứng khoán
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này