Bài 01: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - công cụ bí ẩn chưa được khám phá

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 22/2/19.

Lượt xem : 9,034

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-cong-cu-bi-an-chua-duoc-kham-pha-kakata-1.png

    Đồ thị Point and figure thường được biết đến như là một dạng đồ thị kiểu ca rô (chỉ có X và O). Nhưng chỉ với hai ký tự này, Point and figure chart cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin vô cùng hữu ích và đặc biệt đến nỗi những dạng đồ thị khác (kể cả đồ thị nến Nhật) cũng không có. Do đó mà Point and Figure chart rất được các nhà đầu tư và nhà giao dịch chuyên phân tích kỹ thuật sử dụng như một công cụ đắc lực.


    Trong thế giới đầu tư và giao dịch tài chính, có rất rất nhiều phương pháp, kiến thức, thông tin mà các nước trên thế giới đã và đang áp dụng hàng ngày, nhưng ở Việt Nam chúng lại vô cùng mới mẻ và chỉ một số ít người được tiếp cận. Điều này thực sự là một thiệt thòi lớn cho cộng đồng đầu tư và giao dịch chứng khoán Việt Nam. Hiểu được vấn đề đó, nên tôi và các anh em trong Kakata luôn muốn chia sẻ những kiến thức mới giúp anh em đầu tư chứng khoán có cơ hội được tiếp cận những nguồn kiến thức mới, định nghĩa lại cách mua bán cổ phiếu cho mình và rút ngắn khoảng cách về trình độ với những nhà đầu tư trên thế giới.

    Point and Figure cũng là một trong những kiến thức dường như rất xa lạ với nhà đầu tư Việt Nam vì một lý do đơn giản có rất ít tài liệu tiếng Việt viết về nó cũng như không có phần mềm nào hiển thị giá cổ phiếu theo dạng Point and Figure chart cả. Tuy nhiên, trong chuỗi bài viết về đồ thị Point and Figure, tôi sẽ giải quyết hết những vấn đề này cho anh em. Sau khi đọc xong chuỗi bài học này, hy vọng anh em sẽ được tiếp cận thêm về một phương pháp phân tích mới, đồ thị mới.

    ĐỒ THỊ POINT AND FIGURE LÀ GÌ? SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

    Đồ thị Point and Figure là đồ thị không hiển thị giá theo đường, theo nến mà hiển thị theo hai ký tự X và O (người ta hay gọi là đồ thị ca rô).

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-cong-cu-bi-an-chua-duoc-kham-pha-kakata-2.png

    Bản chất của đồ thị Point and Figure là thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường (sự tương quan giữa người mua và người bán) từ đó hiển thị lên đồ thị tại các mức giá khác nhau.

    Quy ước như sau:

    + Khi cầu vượt cung (phe mua mạnh hơn phe bán), lúc này giá sẽ tăng lên, người ta sẽ đánh một dấu X trên đồ thị (tăng tới giá nào thì đánh dấu X vào mức giá đó).

    + Khi cung vượt cầu (phe bán mạnh hơn phe mua), lúc này giá sẽ giảm, người ta sẽ đánh dấu O trên đồ (giảm tới mức giá nào thì đánh dấu O vào mức giá đó).

    Chúng ta cùng xem hình minh họa với VNINDEX ở thời điểm hiện tai:

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-cong-cu-bi-an-chua-duoc-kham-pha-kakata-3.png

    Hiện tại, vào đầu năm 2019 VNINDEX đang tăng rất mạnh, cầu vượt cung làm cho giá tăng cao hơn, do đó mà cột gần nhất đang hiển thị là chữ X màu xanh. Cột trước đó, giá giảm rất mạnh (cuối năm 2018), nên sẽ ký hiệu là chữ O màu đỏ. Tôi chỉ đang giới thiệu về cách nhìn đồ thị, còn phân tích và quyết định mua bán như thế nào thì sẽ trình bày ở các bài viết sau, anh em cứ yêu tâm.

    ĐỒ THỊ POINT AND FIGURE CÓ GÌ HAY HƠN NHỮNG ĐỒ THỊ KHÁC?

    Nhìn thì nó khá là đơn giản, nhưng lại cung cấp những thông tin mà không đồ thị nào có được. Sau đây sẽ là những công dụng vượt trội của nó:

    + Loại bỏ độ nhiễu bằng quy tắc ba ô (ba ký tự) đảo chiều). Nói cụ thể hơn là nếu giá đang tăng (ký tự X), nhưng giá lại quay đầu giảm, nếu giá không giảm ba đơn vị (tính theo ngàn đồng chẳng hạn) thì sẽ không được hiển thị chữ O. Trường hợp giá giảm tới mức giá thứ 3 thì mới được hiển thị lên là 3 chữ O. Ngược lại cũng như vậy. Do đó, một cột tối thiểu phải có 3 ký tự, không bao giờ có chuyện ít hơn.

    Nhờ tính năng này và những biến động nhỏ của giá sẽ được bỏ qua, đồ thị Point and Figure chỉ ghi nhận lại những biến động lớn mà thôi. Tín hiệu nhiễu sẽ được lọc bớt giúp nhà đầu tư không bị dao động.

    + Kháng cự/ hỗ trợ/ trendline sẽ rõ ràng hơn, sử dụng hiệu quả hơn đồ thị nến.

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-cong-cu-bi-an-chua-duoc-kham-pha-kakata-4.png

    Anh em có thể vẽ cản và trendline như vẽ với các đồ thị khác, một điểm hay là khi giá breakout cản thì đó là cản thật nên sự phản ứng (dù breakour hay đụng cản đảo chiều) là rất thật và chính xác.

    + Nếu biết cách sử dụng thì nhìn rất đơn giản, không lộn xộn như các đồ thị khác, nó sẽ giải phóng tư duy và quyết định cho nhà đầu tư.

    XEM ĐỒ THỊ POINT AND FIGURE CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ở ĐÂU?

    Các nền tảng do Việt Nam cung cấp thì không có, nhưng có một số trang web nước ngoài cung cấp đồ thị Point and Figure cho chứng khoán thế giới và dĩ nhiên có cả chứng khoán Việt Nam.

    Một trong những trang mà tôi hay sử dụng để xem Point and Figure chart là www.tradingview.com.

    Sau đây tôi sẽ hướng dẫn anh em cách xem trên trang này:

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-cong-cu-bi-an-chua-duoc-kham-pha-kakata-5.png

    Bài đầu tiên tôi sẽ dừng lại ở phần giới thiệu. Sang bài thứ hai, tôi sẽ hướng dẫn anh em cách đọc chi tiết đồ thị này. Và những bài sau sẽ dành thời gian cho cách phân tích cũng như quyết định mua cổ phiếu dựa vào đồ thị P&F.

    Xem tiếp bài 2:

    >> Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Bài 03: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - mô hình giá quen thuộc Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 25/2/19
    Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/2/19
    Price Action chứng khoán - Bài 1: Bạn đã biết về Candle Trend chưa ? Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 2/10/19
    Toán học trong đầu tư - Bài 3: VECTOR - Kỳ quan của toán học và vật lý Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 21/6/19
    Toán học trong đầu tư - Bài 2: Vận dụng số học để tính thời gian đảo chiều Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 17/6/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này