Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 23/2/19.

Lượt xem : 5,848

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-huong-dan-doc-va-su-dung-kakata.gif

    Đồ thị Point and Figure (viết tắt PnF) là một trong những công cụ ưa dùng của các nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp bởi tính đơn giản, hiệu quả và cung cấp những thông tin mà không đồ thị nào có được. Do những lợi thế tuyệt vời đó mà tôi muốn chia sẻ với anh em về đồ thị Point and Figure như một công cụ mới để làm quen và ứng dụng để đầu tư cũng như giao dịch.


    Do đây là một công cụ khá chuyên sâu nên tôi sẽ không chỉ viết vài bài mà dàn trải thành một chuỗi bài học nhằm giúp anh em tiếp thu kiến thức từ từ. Chủ đề ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với anh em cách đọc và sử dụng đồ thị Point and Figure. Qua các bài sau chúng ta sẽ học được các công cụ và cách phân tích.

    Làm thế nào để xem được đồ thị Point and Figure thì tôi đã nói ở phần trước, anh em đọc lại để biết mà thực hành nhé.

    ĐỒ THỊ POINT AND FIGURE - CÁCH VẬN HÀNH

    Để có thể phân tích được đồ thị này, đầu tiên phải hiểu Point and Figure được vẽ như thế, giá chạy lên chạy xuống thì Point and Figure sẽ thể hiện như thế nào từ đó mới có thể làm việc hiệu quả.

    Đồ thị Point and Figure không có trục thời gian (trục hoành) mà chỉ có trục giá (trục tung). Do đó mà khi khi giá đảo chiều nó sẽ tạo thành một cột mới tiếp theo cột cũ.

    Như đã nói ở phần trước về quy tắc 3 ô, muốn tạo được cột mới, giá phải đảo chiều và chạy tối thiểu 3 đơn vị thì mới thể hiện.

    Ví dụ, giá đang trong xu hướng tăng, cột hiện tại là cột X, thì giá quay đầu giảm. Tuy nhiên, nếu chỉ điều chỉnh giảm cỡ 2 đơn vị (2 giá chẳng hạn) thì Point and Figure sẽ không thể hiện. Một khi giá giảm đến mức giá thứ 3, thì Point and Figure sẽ vẽ 3 chữ O tương ứng với 3 đơn vị giảm đó. Và dĩ nhiên 3 chữ O sẽ ở cột mới.

    Anh em xem ví dụ này nhé:
    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-huong-dan-doc-va-su-dung-kakata-1.png
    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-huong-dan-doc-va-su-dung-kakata-2.png
    Như vậy, một cột phải tối thiểu 3 ô, không bao giờ có cột nào chỉ có 2 X hoặc 2 O cả. Và cứ thế, giá cứ tiếp diễn, mọi dao động lớn sẽ được Point and Figure thể hiện trên đồ thị.

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-huong-dan-doc-va-su-dung-kakata-3.png

    ĐỒ THỊ POINT AND FIGURE - MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ QUY ƯỚC

    Do đồ thị Point and Figure chart không có trục thời gian (trục hoành), nhưng nhiều khi nhà đầu tư lại có nhu cầu muốn biết giá diễn biến như thế nào ở những giai đoạn thời gian khác nhau. Do đó mà đồ thị sẽ có những con số để biểu thị thời gian như sau:

    Người ta sẽ đánh số 1 - 9 tương ứng từ tháng 1 đến tháng 9 trên đồ thị.

    Chữ A là tháng 10
    Chữ B là tháng 11
    Chữ C là tháng 12

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-huong-dan-doc-va-su-dung-kakata-4.png
    Tuy nhiên, ở một số chart nếu có trục thời gian rồi thì không cần phải có quy ước này nữa.

    Như ở ví dụ dưới đây về VNINDEX, đồ thị Point and Figure quy định mỗi đơn vị là 10 điểm, do đó VNINDEX phải đảo chiều 30 điểm thì mới thể hiện lên đồ thị.

    phan-tich-co-phieu-voi-do-thi-point-and-figure-huong-dan-doc-va-su-dung-kakata-5.png

    Bài viết hôm nay chỉ đến đây thôi, chủ yếu là để anh em làm quen với đồ thị. Sang bài 3, chúng ta sẽ học về hỗ trợ kháng cự cũng như tín hiệu mua bán dựa trên đồ thị Point and Figure. Anh em like và share để ủng hộ tinh thần tác giả nhé.

    Xem bài tiếp theo:

    >> Bài 03: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - mô hình giá quen thuộc
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Bài 03: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - mô hình giá quen thuộc Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 25/2/19
    Bài 01: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - công cụ bí ẩn chưa được khám phá Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 22/2/19
    Price Action chứng khoán - Bài 1: Bạn đã biết về Candle Trend chưa ? Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 2/10/19
    Toán học trong đầu tư - Bài 3: VECTOR - Kỳ quan của toán học và vật lý Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 21/6/19
    Toán học trong đầu tư - Bài 2: Vận dụng số học để tính thời gian đảo chiều Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 17/6/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này