Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của huyền thoại Benjamin Graham

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 29/7/19.

Lượt xem : 3,616

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    bao-cao-tai-chinh-duoi-goc-nhin-cua-huyen-thoai-benjamin-graham.jpg
    Benjamin Graham là người sáng lập ra trường phái đầu tư giá trị dựa trên việc xác định giá trị nội tại của các công ty thông qua báo cáo tài chính. Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng thành Ben Graham nổi tiếng không phải vì kiến thức hay là những phi vụ đầu tư của ông mà là nhờ sự thành công của lứa học trò sau này. Tranh luận về vấn đề này một chút, đầu tiên là chúng ta hãy quay về những năm thập niên 1920 và 1930, khi đó thị trường chứng khoán giống như những buổi nghi thức tế lễ không hơn không kém, nhà đầu thời đó phần lớn đều rất mê muội và nghĩ rằng chứng khoán là một cái gì đó thuộc về siêu nhiên.

    Nhưng Ben Graham đã đập tan những mơ hồ mê tín đó bằng một phương pháp rất khoa học bằng cách đọc các báo cáo tài chính và nhìn thẳng vào sự thật của các công ty. Thời đó học thuyết của ông chỉ vừa được định hình và căn bản vẫn chưa có ai hoàn thiện được nó, ông phải vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu và vừa trải nghiệm đầu tư để có thể hoàn thiện nó, nhưng yếu tố đó đã kìm hãm rất nhiều trong sự nghiệp đầu tư của ông, nên suốt cuộc đời ông chỉ duy nhất thương vụ ông bỏ 25% vốn của mình vào công ty GEICO, 8 năm sau lợi nhuận của ông là 1635%, từ đó ông nghỉ luôn không đầu tư không phân tích và cũng không kinh doanh gì nữa mà chỉ tập trung vào giảng dạy. Chỉ sau này người hoàn thiện được học thuyết của ông đó chính là Warrent Buffett mà ngày nay chúng ta đều biết tới.

    Ngày nay hầu như tất cả các bạn đều tập trung và nghiên cứa của Warrent Buffett, cũng dễ hiểu thôi vì ông là tỷ phú, mà muốn thành công thì phải học theo người thành công, đó là chân lý. Nhưng chúng ta phải biết tự lượng sức mình , thế giới của Warrent Buffett rất khác biệt so với chúng ta, giống như Buffett đá banh cho ngoại hạng trong khi chúng ta chỉ đá banh ở trường làng, đẳng cấp rất khác biệt, cho nên chúng ta chi lựa chon những phương pháp nào phù hợp với đẳng cấp của chúng ta nhất thì Ben Graham là một lựa chon sáng suốt, căn bản vì ngay từ lúc đầu ông sáng tạo ra học thuyết này cốt lõi chỉ dành cho nhà đầu tư cá nhân và dựa trên tư duy không muốn bị mất tiền.

    Nay tôi xin giới thiệu với các bạn một Case Study thực tế của Ben Graham, tôi đã dịch và chép ra bảng BCTC của tập đoàn thép Bethlehem

    bao-cao-tai-chinh-duoi-goc-nhin-cua-huyen-thoai-benjamin-graham (2).jpg

    bao-cao-tai-chinh-duoi-goc-nhin-cua-huyen-thoai-benjamin-graham (3).jpg

    Và dưới đây là những chỉ số để đánh giá tình hình doanh nghiệp theo góc nhìn của ông

    a/ Biên lợi nhuận

    Chúng ta lấy mục (4) chia cho (1)

    = 27,271,108 : 294, 278, 287 = 9.2%

    Chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Trong trường hợp này 9.2% có nghĩa là cứ mỗi một đô la bán được công ty sẽ có 0.092 cent giữ lại sau khi trừ đi các chi phí của hệ thống sản xuất, chỉ số này càng cao càng tốt, vì sau khi trừ thuế, cổ tức, lãi trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi..v..v thì nếu doanh nghiệp giữ lại càng nhiều thì lượng tiền mặt tái đầu tư càng mạnh. Biên lợi nhuận nên duy trì > 30%

    b/Thu nhập trên vốn đầu tư

    Tổng thu nhập có sẵn này dùng cho việc chi trả lãi suất trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường .

    Ta lấy: (5) : (20 + 21 + 22 + 23+ 24)

    = 29,862,801 : 602,809,449 = 4.95%

    Có nghĩa là vào năm 1928 kiếm được 4.95% trên tổng số tiền đầu tư vào việc kinh doanh, tỷ suất trung bình của 25 công ty thép là 6%, vì thế đây là một tỷ suất yếu

    c/Thu nhập trên lãi phải trả

    Ta lấy mục (5) : (6)

    29,862,801 : 11,276,879 = 2.65

    Ở mặt bằng chung riêng về lĩnh vực công nghiệp Graham đề nghị trung bình nên ít nhất là 2.5 lần và 3 lần đối với trái phiếu công nghiệp cao cấp.

    d/ Tỷ lệ lãi và thu nhập cổ tức cổ phiếu ưu đãi

    (5) : (6 + 8) = 29,862,801 : (11,276,879 + 6,842,500) = 1.65

    Graham tin rằng lãi suất cộng với cổ tức nên là 4 lần cho cổ phiếu ưu đãi ngành công nghiệp

    e/ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu phổ thông (không tính cổ phiếu ưu đãi)

    ta lấy mục (9) : (23) = 11,743,422 : 180,000,000 = 6.52$/ cổ phiếu

    f/ Khấu hao trên chi phí nhà máy

    ta lấy (3) : (16) = 13,658,355 : 654, 731,533 = 2.09%

    Có nghĩa rằng trung bình vòng đời của các thiết bị trong mục tài sản (ngoại trừ bất động sản là mãi mãi) là 50 năm. Tỷ lệ 2.09% tương đối thấp so với trung bình của 13 công ty là 2.7% vào năm 1928.

    g/ Khấu hao trên tỷ lệ doanh thu

    Chúng ta lấy: (3) : (1) = 13,658,355 : 294,778,287 = 4.63%

    h/ số tiền thặng dư trên thu nhập phải trả cổ tức

    Chúng ta lấy: (10) : (7) = 9,943,422 : 18,585,922 = 53.5%

    Việc tính toán này nên thực hiện hàng năm, nó sẽ cho chúng ta biết rằng công ty giữ lại bao nhiêu tiền để tái đầu tư, graham đề nghị nên chỉ dao động 30% - 40%.

    i/ Vòng quay hàng tồn kho

    Chúng ta lấy (1) : (14) = 294,778,287 : 61,539,137 = 4.7 lần

    Đây là một tỷ lệ tốt, vòng quay hàng tồn kho rất quan trọng bởi vì nó cho chúng ta biết công ty mất bao lâu để xử lý hàng tồn kho trong năm, Graham đề nghị nên > 2

    j/số ngày phải thu khách hàng

    Chúng ta dùng: (13) : (1)/365 = 41,951,654 : 294,778,287/365 = 52 ngày

    Điều này có nghĩa là trung bình trong năm đó công ty nhận được dư nợ phải thu lên đến 52 ngày. Một con số đáng kinh ngạc, cái tỷ lệ này thường dùng để xác định chính sách tín dụng của công ty

    k/tỷ lệ vốn hóa

    Chúng ta lấy : (20+21) : (20 + 21 + 22 + 23 + 24) =

    207,886,797 : 602,809,449 = 34.4%

    l/ Tỷ lệ tài sản trên nợ

    Chúng ta lấy: (15) : (19) = 168,932,293 : 33,472,945 = 5.04

    Một tỉ lệ rất tuyệt vời chứng tỏ công ty này rất ít nợ, Graham đặt ra nguyên tắc ít nhất phải > 2 lần

    m/ Chỉ số thanh toán nhanh

    (15 - 14) : (19) = 107,393,156 : 33,472,945= 3.2

    Điều này có nghĩa là mổi cứ 1$ nợ sẽ có 3.2$ tài sản. Đây là một tỷ lệ rất tốt

    n/ Giá trị sổ sách

    Chúng ta lấy : (23 + 24) : 23 = 294,992,652 : 1,800,000 = 164$

    Chúng ta lấy giá này so sánh với giá hiện tại của cổ phiếu, graham đề nghị nên mua cổ phiếu có giá thị trường = 2/3 giá trị sổ sách

    o/ Chỉ số PE

    Như nhiều bạn đã biết, graham khuyến nghị mua những cổ phiếu nào có pe < 15

    Tôi vừa trình bày xong một case study của graham, hy vọng hữu ích cho anh em, anh em nào có những case study của graham nữa thì chia sẻ nhé

    Xem thêm

    >> Lớp học phân tích cơ bản
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Warren Buffett phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để lựa chọn cổ phiếu như thế nào? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 23/5/19
    Chiến lược đầu tư hiệu quả khi có báo cáo tài chính chính thức Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 1/5/19
    Học phân tích cơ bản: sàn lọc cổ phiếu với 8 dấu hiệu khả nghi trong báo cáo tài chính (Phần 2) Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 19/12/18
    Học phân tích cơ bản: sàn lọc cổ phiếu bằng 8 dấu hiệu khả nghi trong báo cáo tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 18/12/18
    3 ngộ nhận phổ biến của nhà đầu tư khi phân tích báo cáo tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 10/12/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này