Học phân tích cơ bản: sàn lọc cổ phiếu bằng 8 dấu hiệu khả nghi trong báo cáo tài chính

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 18/12/18.

Lượt xem : 2,302

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    hoc-phan-tich-co-ban-san-loc-co-phieu-bang-8-dau-hieu-kha-nghi-trong-bao-cao-tai-chinh-1.jpg

    Báo cáo tài chính giống như một tấm gương phải chiếu hoạt động kinh doanh của doan nghiệp mà khi nhà đầu tư nhìn vào thì có thể hiểu được phần nào tình hình hiện tại.


    Báo cáo tài chính sẽ rất hữu ích khi nhà đầu tư hiểu và biết cách "săm soi". Nó có thể giúp chúng ta biết được đâu là doanh nghiệp tốt, có tiềm năng tăng trưởng, cũng như phát hiện được dấu hiệu khả nghi về một doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt và đang cố che giấu một điều gì đó.

    Tưởng tượng nhà đầu tư khi mua một cổ phiếu mà không biết đọc và săm soi báo cáo tài chính sẽ rất hoang mang khi giá giảm sâu, không biết đó là do lái đánh xuống để gom hàng cổ phiếu tốt, hay nó giảm sâu vì tình hình kinh doanh có vấn đề. Không biết báo cáo tài chính giống như lái xe mà bị bịt đi đôi mắt. Do đó, kakata nhận thấy thực sự cần thiết khi anh em trang bị cho mình chút ít kiến thức về báo cáo tài chính.
    Trong bài viết ngày hôm nay, kakata sẽ chia sẻ với anh em 8 dấu hiệu khả nghi trong báo cáo tài chính. Nhờ đó, anh em có thể biết được cổ phiếu nào nên loại bỏ, cổ phiếu nào nên giữ lại.

    8 DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP

    Đây là những cách mà một nhà đầu tư theo phân tích cơ bản cần phải chú ý.

    1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng lên

    Nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn vốn tự có. Điều này sẽ gây ra rủi ro vỡ nợ và không đủ tiền trả nợ. Nếu tỷ lệ này có xu hướng tăng lên, thậm chí là tăng bất thường thì đó là một dấu hiệu cực kỳ không tốt.

    hoc-phan-tich-co-ban-san-loc-co-phieu-bang-8-dau-hieu-kha-nghi-trong-bao-cao-tai-chinh-2.png

    Anh em có thể thấy doanh nghiệp này:

    + Tỷ lệ nợ / VCSH năm 2013 = 16/12 = 1.33 lần.

    + Tỷ lệ nợ / VCSH năm 2014 = 20/14 = 1.42 lần.

    + Tỷ lệ nợ / VCSH năm 2015 = 32.6/16 = 2.13 lần.

    Con số này tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2015 thì đã lên tới hơn 2 lần. Chúng ta tự hỏi, món nợ này lấy gì mà trả khi nợ gấp đôi vốn tự có? Giá cổ phiếu phải chăng sẽ đi xuống?
    2. Doanh thu không những không tăng trưởng mà còn giảm liên tục

    Doanh thu giảm cho thấy doanh nghiệp bị mất thị phần, và bị đối thủ cạnh tranh rất gay gắt. Doanh thu giảm liên tục còn cho thấy doanh nghiệp đã mất lợi thế cạnh tranh - yếu tố tiên quyết cho sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Doanh thu giảm thì mọi con số khác không còn bàn đến nữa.

    hoc-phan-tich-co-ban-san-loc-co-phieu-bang-8-dau-hieu-kha-nghi-trong-bao-cao-tai-chinh-3.png

    Doanh thu giảm một cách chóng mặt trong vòng 3 năm: 80 tỷ vào năm 2012 đến năm 2014 chỉ còn gần 17 tỷ. Liệu năm sau nó cò tăng lại? Giá cổ phiếu sẽ tăng chăng?

    3. Sự bất thường trong khoản mục "chi phí khác"

    Chi phí khác hoặc khoản phải thu khác là những khoản mục khá nhạy cảm. "Khác" là khác như thế nào, ai nằm trong cái khác đó, đôi khi trong bảng thuyết minh cũng không cho biết cụ thể khác đó là cái gì?

    hoc-phan-tich-co-ban-san-loc-co-phieu-bang-8-dau-hieu-kha-nghi-trong-bao-cao-tai-chinh-4.png

    Nếu các khoản chi phi khác hay khoản phải thu khác tăng bất thường (tăng cao hơn nhiều lần so với các năm khác) thì đây là dấu hiện mà bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: chi phí đó đến từ đâu? Tại sao công ty lại tốn chi phí khác đó? Nếu bạn có thể soi ra được và phát hiện ra nó hợp lý thì không sao, nhưng thường đã vào chi phí khác thì rõ ràng đang muốn che giấu điều gì đó.

    4. Sự thiếu ổn định trong dòng tiền

    Về cơ bản, dòng tiền nhiều chứng tỏ doanh nghiệp tốt, dồi dào để có thể trang trải và đầu tư. Dòng tiền âm cho thấy doanh nghiệp đang bị thiếu hụt tiền bạc. Bạn cứ suy nghĩ rằng, trong túi mình không còn tiền thì có muốn đi học thêm để phát triển bản thân hay mua sắm tài sản gì cũng không được. Doanh nghiệp cũng vậy.

    Ngoài ra, dòng tiền không ổn cũng làm cho tình hình doanh nghiệp không được sáng sủa. Anh em lưu ý, một doanh nghiệp tốt thì dòng tiền phải đều, tốt hơn là tăng dần đều, tăng bất thường thì cũng chưa chắc đã tốt.

    hoc-phan-tich-co-ban-san-loc-co-phieu-bang-8-dau-hieu-kha-nghi-trong-bao-cao-tai-chinh-5.png

    Khoản mục dòng tiền có thể xem ở báo cáo lưu chuyện tiền tệ. Ở ví dụ trên, anh em có thể thấy: dòng tiền qua các năm bị âm, không những vậy mà còn thiếu hụt một cách trầm trọng ở năm cuối cùng.
    Trên đây là 4 dấu hiệu đầu tiên về sự không rõ ràng và bất thường mà nhà đầu tư cần biết trong báo cáo tài chính. Chúng ta vẫn còn 4 dấu hiệu nữa, tôi sẽ trình bày vào ngày mai. Anh em theo dõi nhé. Happy Investing!

    Xem tiếp phần 2 tại đây: http://kakata.vn/hoc-phan-tich-co-b...ghi-trong-bao-cao-tai-chinh-phan-2.t1262.html

    Xem thêm:

    >> Kiến thức hay về đầu tư chứng khoán


    Tham khảo cafef
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này