Cơ bản về công cụ ADX cho nhà đầu tư mới

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 18/4/19.

Lượt xem : 3,731

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata.jpg

    Vào năm 1987, Mr. J. Welles Wilder đã phát triển công cụ Average Directional Index (ADX) với vai trò là công cụ xác định sức mạnh của xu hướng.


    Mr. Wilder dùng kèm đường +DI và -DI để bổ trợ cho việc chỉ hướng của ADX.

    ADX là một indicator khá quen thuộc với các nhà phân tích kỹ thuật, nhưng dạo gần đây nó càng được ưa chuộng hơn. Tại sao ADX lại được ưa chuộng như vậy. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp anh em có cái nhìn cơ bản cũng như cách sử dụng ADX hiệu quả. Biết đâu ADX là một công cụ không thể không sử dụng trong hệ thống của chúng ta thì sao?

    ADX LÀ GÌ? NÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM GÌ?

    Bộ ADX gồm 3 đường: ADX, +DI và -DI.

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-1.png

    Đường ADX có tác dụng thể hiện sức mạnh của xu hướng, hay nói cách khác nó chỉ cho chúng ta biết rằng xu hướng có đang tồn tại hay không. Cụ thể, khi ADX lớn hơn 25, thì thị trường được xem là có xu hướng rõ ràng (bất kể là xu hướng tăng hay giảm).

    Mặt khác, ADX đang dốc lên thể hiện xu hướng đang mạnh dần. ADX càng dốc, xu hướng càng mạnh. Khi ADX đảo chiều đi xu hướng thì có nghĩa là xu hướng yếu dần và đi vào trạng thái sideways. Đó là lý do tại sao ADX được xem là công cụ đo lường sức mạnh xu hướng.

    Một câu hỏi đặt ra là ADX chỉ có thể nói cho chúng ta biết xu hướng có hay không, mạnh hay yếu, chứ nó không thể nào cho chúng ta biết xu hướng tăng hay là xu hướng giảm.

    Để khắc phục hạn chế này, +DI và -DI ra đời. Theo lý thuyết, nếu đường +DI nằm trên đường -DI thì xu hướng đó được xem là xu hướng tăng. Ngược lại, nếu đường -DI nằm trên đường +DI thì xu hướng đang là giảm.

    Chúng ta nhìn hình mình họa dưới đây. Đây là ví dụ về một xu hướng tăng, ADX nằm trên 25, đường +DI nằm trên đường -DI

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-2.png

    Còn đây là ví dụ về xu hướng giảm khi ADX năm trên mức 25, đường -DI nằm trên + DI.

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-3.png

    Lưu ý rằng, nếu ADX nằm dưới 25 thì tức là thị trường đang đi ngang và không có hướng. Do đó, tốt nhất là anh em không nên nhảy vào mua bán tại vùng có ADX nằm dưới 25 nhé.

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-4.png

    SỬ DỤNG ADX NHƯ THẾ NÀO?

    Phần trên chỉ là cơ bản giúp cho anh em nắm được khái niệm của ADX. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn 1 chút về các chức năng của ADX.

    Đầu tiên là chức năng đo lường sức mạnh của xu hướng. Anh em đã biết mức 25 là mức chuẩn của ADX, dưới 25 là xu hướng yếu hoặc không có xu hướng, trên 25 là xu hướng rõ ràng. Ở đây chúng ta sẽ mở rộng thêm những mức cao hơn để anh em có thể đánh giá xu hướng một cách chính xác hơn:

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-5.png

    Từ bảng này, chúng ta có ví dụ sau để chứng minh:

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-6.png

    CHIẾN LƯỢC HAY CHO ADX

    Chiến lược : ADX dùng làm bộ lọc cho MACD

    Ví dụ chúng ta sử dụng hệ thống MACD và MFI như đã chia sẻ ở bài "Hướng dẫn bắt đỉnh đáy bằng 2 công cụ MFI và MACD căn bản cho người mới".

    Theo hệ thống này thì MACD > 0 cho tín hiệu sơ khởi, MFI >50 cho tín hiệu xác nhận có dòng tiền vào, lúc đó chúng ta sẽ mua vào để nương theo dòng tiền.

    Tuy nhiên, hệ thống này có một hạn chế là dòng tiền vào chưa chắc đã đẩy giá lên liền, nên sẽ có giai đoạn giá đi ngang cực kỳ lâu trước khi tăng. Vậy làm sao để tránh được thời gian giá đi ngang đó. Chúng ta sử dụng ADX để làm bộ lọc, nếu ADX lớn 25 thì xu hướng bắt đầu tăng, và lúc đó chúng ta đặt mua cũng không muộn.

    co-ban-ve-cong-cu-adx-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-7.png

    Trên đây là những gì tôi nghĩ là hữu ích với anh em mới, những nhà đầu tư vẫn còn đang tìm kiếm một công cụ phù hợp cho mình. ADX rất đáng để anh em quan tâm đấy, thử xem thế nào nhé. Happy Trading!

    Xem thêm:

    >> Phân kỳ MACD - Một câu chuyện chưa bao giờ được kể
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Price Action chứng khoán - Bài 1: Bạn đã biết về Candle Trend chưa ? Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 2/10/19
    Cơ bản về Ichimoku và chiến lược giao dịch hiệu quả dành cho nhà đầu tư mới Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 1/10/19
    Lần theo dấu vết người khổng lồ bằng công cụ đọc thanh khoản này Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 27/11/18
    Tape Reading - Khám phá bản chất thị trường P.4 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 5/7/19
    Tape Reading - Khám phá bản chất thị trường P.3 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 2/7/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này