Cơ bản về phương pháp Volume Spread Analysis cho nhà đầu tư chứng khoán - Phần 2

Thảo luận trong 'Chuyên mục phương pháp Wyckoff và VSA' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 7/10/19.

Lượt xem : 10,650

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    co-ban-ve-phuong-phap-volume-spread-analysis-cho-nha-dau-tu-chung-khoan-kakata.png

    Volume Spread Analysis (viết tắt là VSA) là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng và được sử dụng cho đến ngày nay. Bạn vẫn nghe đến những cụm từ như thanh khoản (volume), các mẫu hình nến (spread) khi đề cập đến VSA, bởi vì chúng chính là hai yếu tố nền tảng làm nên phương pháp VSA.


    Trong phần 1, tôi đã giới thiệu với anh em những gì cơ bản nhất về phương pháp Volume Spread Analysis từ khái niệm VSA là gì, những huyền thoại sử dụng VSA đã đạt được những thành công rực rỡ như thế nào, tại sao thế giới lại ưa chuộng VSA và VSA có ứng dụng được cho thị trường chứng khoán hay không. Tất cả những nội dung trên đều nằm trong phần 1:

    >> Cơ bản về phương pháp Volume Spread Analysis cho nhà đầu tư chứng khoán - Phần 1

    Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục phần 2 nói về nội dung của phương pháp VSA nhé.

    NHÀ ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VSA NHƯ THẾ NÀO?

    Có một điều chắc chắn rằng VSA không hề dễ để thông thạo mặc dù khá dễ để học và tiếp cận. Do đó, nếu chỉ tiếp cận thôi thì bạn đừng lo lắng quá, những bài viết về VSA trên Kakata đủ để bạn hiểu VSA là gì và sử dụng như thế nào. Nhưng một khi học chuyên sâu, có lẽ bạn phải cần đến nhiều sự chỉ dẫn và thời gian hơn đấy.

    Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn một khái niệm đơn giản nhất về VSA để chúng ta có thể áp dụng ngay lập tức luôn. Đó là hai thế nến:

    + No demand

    + No Supply (No selling pressure)

    NO SUPPLY LÀ GÌ? CƠ HỘI CỔ PHIẾU GIÁ RẺ!

    Nến "No Supply" dịch ra tiếng Việt cho dễ hiểu là Nến "cạn kiệt cung". Nghe tên là bạn cũng phần nào hiểu ý nghĩa của nến này như thế nào rồi đúng không?

    No Supply sẽ có những tính chất sau:

    + Thân nến ngắn, giá cao và giá thấp gần nhau.

    + Là một nến giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước)

    + Thanh khoản giảm và thấp hơn hai cây nến trước đó.

    Nến No Supply thể hiện sự thiếu cung trên thị trường, mặc dù có động thái giảm nhưng không còn lực, thanh khoản cũng không hỗ trợ. Kết quả là sau nến No Supply giá có xu hướng ngừng giảm và chờ thay thế bởi lực cầu.

    Do đó mà chúng ta thường thấy sau cây nến No Supply, giá thường tăng. Anh em xem ví dụ bên dưới nhé:

    co-ban-ve-phuong-phap-volume-spread-analysis-cho-nha-dau-tu-chung-khoan-kakata-3.png

    Tiếp tục với trường hợp của FPT:

    co-ban-ve-phuong-phap-volume-spread-analysis-cho-nha-dau-tu-chung-khoan-kakata-1.png

    NO DEMAND LÀ GÌ? TÍN HIỆU CHỐT NGAY TẠI ĐỈNH!

    Nến "No Demand" dịch ra tiếng Việt cho dễ hiểu là Nến "cạn kiệt cầu". Nếu No Supply báo hiệu thị trường đã hết lực cung thì nên No Demand báo hiệu thị trường đang tăng và đã hết lực cầu. Do đó, có thể sẽ ngừng tăng. Đây là tín hiệu để các nhà đầu tư chốt lợi ngay tại vùng đỉnh.

    No Demand sẽ có những tính chất sau:

    + Thân nến ngắn, giá cao và giá thấp gần nhau.

    + Là một nến tăng (giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa ngày hôm trước)

    + Thanh khoản giảm và thấp hơn hai cây nến trước đó.

    Nến No Demand thể hiện sự thiếu cầu trên thị trường, mặc dù có động thái tăng nhưng không còn lực, thanh khoản cũng không hỗ trợ. Kết quả là sau nến No Demand giá có xu hướng ngừng tăng và chờ thay thế bởi lực cung.

    Do đó mà chúng ta thường thấy sau cây nến No Demand, giá thường tăng. Anh em xem ví dụ bên dưới nhé:

    co-ban-ve-phuong-phap-volume-spread-analysis-cho-nha-dau-tu-chung-khoan-kakata-2.png

    Như vậy, trong phạm vi bài viết này, tôi đã chia sẻ với anh em hai nến thông dụng nhất của phương pháp VSA. Dĩ nhiên kiến thức VSA còn bao la rộng lớn, anh em cứ từ từ nghiên cứu nhé. Kakata sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ mọi người! Happy learning!

    >> Xem thêm các video về phương pháp Wyckoff/VSA/VPA/ Jesse Livermore tại kênh Youtube của Kakata:
    https://www.youtube.com/playlist?list=PLA1ynWIlMvIXnpkOFdgvoq0XzgRrnufe9

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Các bài viết về VSA - Volume Spread Analysis
     
    Yebbaa thích bài này.
  2. Đang tải...


  3. vantien119

    vantien119 Guest

    Xin chào bạn
     

Lượt bình luận : 1

Chia sẻ trang này