Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.4

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi freedom, 3/6/19.

Lượt xem : 2,220

  1. freedom

    freedom Moderator

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    127
    Giới tính:
    Nam
    Goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4.JPG

    Chào các bằng hữu, nay mình tiếp tục chia sẻ về mẫu hình hoặc ý tưởng của phương pháp DOM để cho chúng ta có những cách nhìn nhận tốt hơn. Phần 4 này sẽ tương đối dài vì sẽ kết thúc DOM căn bản ở đây. Nào cũng mình đi tiếp nhé.


    Phương pháp đi trước cuộc chơi hoặc đi trước đám đông

    Để nói về phần này mình sẽ lấy một ví dụ trên biểu đồ truyền thống cho chúng ta dễ hiểu hơn.

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-01.JPG

    Với minh họa trên, thì với các nhà giao dịch theo phương pháp DOM sẽ kì vọng các nhà giao dịch truyền thống làm điều đó và họ thích điều đó. Nhưng với người theo phương pháp DOM thì họ sẽ không làm điều đó mà ngược lại họ sẽ phải dự đoán và đi trước các nhà giao dịch truyền thống một chút. Mục đích là để họ có đủ thời gian hoặc đủ khối lượng thanh khoản.

    Ngoài ra, vấn đề Bán gần break hỗ trợ là có thể không đủ lượng người bán để đẩy thị trường xuống thấp hơn khi điều đó diễn ra. Dẫn tới một false breakout cổ điển.

    Vậy, với các nhà giao dịch theo phương pháp DOM họ sẽ vào lệnh Short khi giá quay lên cạnh trên của tam giác. Với ví dụ trên thì ta có thể thấy thị trường re-test vài lần trước khi phá vỡ. Một nhà giao dịch DOM họ sẽ tìm được một điểm short trước khi giá re-test hoặc break, với mục đích là họ có thể kiếm tiền được dựa trên 2 điều là: Break và False Break.

    Đây là lợi thế rất lớn của phương pháp DOM, tín hiệu cho điều này là quan sát khối lượng ít hơn trên giá Bids khi giá chạm cạnh trên của tam giác và vào lệnh. Dù là re-test, false break hoặc breakout thì họ đều kiếm được tiền. Mà kích thước khối lượng chính là chiều sâu của thị trường, các nhà giao dịch DOM luôn đi theo chiều sâu của thị trường.

    Đây là minh họa cho thấy kích thước khối lượng giảm trên giá bids khi giá quay lại cạnh trên của tam giác:

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-02.JPG

    Phương pháp đi theo đám đông

    Giả sử, với ví dụ trên ta đã bỏ lỡ động thái trên do các yếu tố khách quan. Khi mở màn hình bạn đã thấy giá đã break khỏi hỗ trợ. Và ta muốn tìm một tín hiệu tốt để vào lệnh với kì vọng giá sẽ đi xa do đã phá vỡ mô hình, các nhà giao dịch DOM sẽ luôn quan sát kích thước trên giá bids.

    Tuy nhiên, trong thực tế thì giao dịch này khá rủi ro so với việc vào lệnh trước break vì lúc này độ biến động được tăng lên. Điểm dừng lỗ bị trượt xa hơn, bất kể vị trí (vị thế) của ta do độ biến động lớn nên dẫn tới rủi ro lớn hơn.

    Dưới đây là mình họa trên bảng DOM khi tín hiệu cho ta short theo đám đông:

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-03.JPG

    Mô hình trong mô hình của chính DOM

    Cũng với ví dụ trên, chúng ta thấy một loạt cây nến đi ngang khi đã break biến động rất ít vào giữa giờ trưa, thị trường cứ tăng một chút và giảm một chút cứ thế tiếp diễn cho tới giờ đóng cửa nghĩ giữa phiên và thị trường rất yên tĩnh.

    Giả sử, có một nhà giao dịch có một đơn hàng rất lớn để bán vào giữa giờ nghĩ có thể là 1000 hợp đồng. Nếu chúng ta là một nhà môi giới thì sẽ:
    1. Nhỏ giọt đơn đặt hàng vào thị trường với các kích thước nhỏ trên giá ask?
    2. Đặt toàn bộ kích thước 1000 hợp đồng trên giá đề nghị?
    3. Bán giá bids tốt nhất, để lại phần còn lại theo đề nghị với giá bids đó trong một động thái để được khớp đủ kích thước?
    Tất nhiên câu trả lời tốt nhất phải là 1 và 2, nếu là 3 thì chúng ta sẽ là nhà môi giới vụng về. Sẽ có ý nghĩa và tốt hơn nhiều nếu chúng ta thanh lý 1000 hợp đồng đó trong vài phút hoặc lâu hơn một chút.

    Khi đó ta sẽ thấy trên bảng DOM sẽ khớp các giá bids với các kích thước rất nhiều, cho thấy có thể có nhiều hơn nữa ở đằng sau hoặc ẩn giấu đi. Đây chính là Tín Hiệu tốt cho Short trong một vài giây.

    Với thiết lập này chúng ta sẽ biết kết quả rất nhanh và không phải mạo hiểm quá nhiều. Có lẽ, chúng ta sẽ đặt câu hỏi: 1000 hợp đồng đó từ đầu đến ? Nó có thể đến từ một nhà giao dịch nào đó với mục đích đẩy thị trường với điều gì đó lớn hơn ở đằng sau, cũng có thể là một thế lực nào đó giao dịch với mục đích "đánh thức" thị trường sau giờ giấc yên tĩnh từ phạm vi chặt chẽ của thế lực đó.

    Giao dịch với Pullback

    Vẫn với ví dụ trên, giả sử thị trường đã được đẩy đi rất mạnh và đạt tới mức độ dừng lại trong chốc lát và trên bảng DOM hiển thị như sau:

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-04.JPG
    Rõ ràng nhìn vào đây chúng ta nhận ra rằng không còn là tín hiệu để short nữa và động lượng đã ngừng giảm, cho thấy một sự pullback sắp diễn ra. Nhìn trên bảng DOM ta có thể thấy bên mua đang cố gắng gắng kéo giá Bids để bắt đáy, bên Short thì có một số người cho rằng đây là cơ hội tốt để short và một số người đã phát hiện ra nên đã cố gắng che đây hoặc thoát lệnh short

    Kết quả sau đây sẽ cho thấy điều đó:

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-05.JPG
    Giao dịch với phương pháp Fake out

    Phương pháp này giống như khi chơi Poker, ta cố gắng đọc những cách chơi người còn lại, một số thì chơi vô tội vạ và một số thì đánh rất nhỏ, mục đích của ta là khiến họ tăng kích thước số tiền của họ để chúng ta có thể thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể khi ta có một quân bài tốt.

    Để cho dễ hiểu mình sẽ lấy ví dụ sau:

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-05.JPG
    Chúng ta có thể thấy, có một nhà giao dịch nào đó nhảy vào giá bids với kích thước lớn so với còn lại, mục đích là để cho những nhà giao dịch còn lại nghĩ rằng thì trường sẽ tăng trở lại nhưng thực sự động cơ của cá nhân này là Bán chứ không phải Mua, với kích thước thậm chí còn lớn hơn bên bids.

    Tất nhiên, để làm được điều này thì cần một số lượng tiền lớn nhưng chúng ta nên nhớ ngoài thị trường kia có rất nhiều "khoản tiền lớn". Sau đây là kết quả:

    goc-nho-chia-se-chieu-sau-cua-thi-truong-p4-06.JPG
    Trong tích tắc sơ sẩy của bên mua đã phải trả giá cho điều đó, đây là lợi thế của phương pháp DOM.

    Bài viết tới đây là kết thúc và phần này đã xong về phương pháp DOM căn bản. Hi vọng các bằng hữu có thể rút tỉa ra cho bản thân một vài điều để có thể gia tăng thêm cơ hội sống sót.

    Chúc các bằng hữu may mắn và vui vẻ. Thân ái !!!

    P/S: Tất cả các phần đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau hi vọng các bằng hữu không bỏ xót phần nào.

    Xem thêm:

    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.3
     
    cuongctd thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng RSI xác định Xu hướng, Kháng cự - Hỗ trợ (P2) Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 7/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng RSI xác định Xu hướng, Kháng cự - Hỗ trợ (P1) Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 6/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.3 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 1/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.2 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 29/5/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.1 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này