Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng RSI xác định Xu hướng, Kháng cự - Hỗ trợ (P1)

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi freedom, 6/6/19.

Lượt xem : 3,621

  1. freedom

    freedom Moderator

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    127
    Giới tính:
    Nam
    goc-nho-chia-se-su-dung-rsi-xac-dinh-xu-huong-chinh-xac-hieu-qua-p1.jpg

    Chào các bằng hữu, sau loạt bài về RSI chúng ta sẽ khó có thể hấp thu được toàn bộ RSI trong giao dịch. Mình chia sẻ thêm cách sử dụng trong phân tích RSI để chúng ta có thể xác định được xu hướng, kháng cự - hỗ trợ một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Nào cùng mình xem nhé.


    Xác dịnh phạm vi RSI

    Việc đầu tiên khi chúng ta phân tích xu hướng bằng RSI là kiểm tra phạm vi RSI đang ở khu vực Bò hay Gấu vì đây là manh mối đầu tiên cho chúng ta xác định được xu hướng của thị trường. Mình nhắc lại một chút về phạm vi của RSI:
    • Một thị trường có xu hướng tăng thường sẽ tìm thấy hỗ trợ ở mức 40, với mức kháng cự hiệu quả là 80 (RSI 40/80).
    • Một thị trường có xu hướng giảm sẽ tìm thấy ngưỡng kháng cự ở mức 60, với sự hỗ trợ hiệu quả ở mức 20 (RSI20/60)
    Một xu hướng giảm thay đổi sang tăng có thể xảy ra thì luôn có một dấu hiệu chính cho chúng ta thấy là khi chỉ số RSI trước đó luôn tôn trọng mức kháng cự 60 (không vượt qua) đã tăng lên qua phạm vi 60, tiến vào 70 hoặc hơn. Và khi sự suy giảm xảy ra, thì RSI sẽ luôn tôn trọng mức hỗ trợ 40, trước khi tăng trở lại.

    Chúng ta cũng cần nhận biết hành vi của RSI trong phạm vi xu hướng Tăng-Giảm, phạm vi Tăng 80/40 RSI sẽ tạo đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Tương tự, phạm vi Giảm 60/20 RSI sẽ tạo đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.

    Chúng ta cần lưu ý mức kháng cự - hộ trợ trong RSI. Chỉ báo RSI cũng sẽ tìm thấy mức kháng cự hoặc hỗ trợ tại các đỉnh trước hoặc đáy trong các giá trị của chính chúng.

    Các điểm kháng cự cũ có thể trở thành các điểm kháng cự mới và nếu phá vỡ một mức hỗ trợ mới khi thoái lui. Tương tự như vậy, các mức hỗ trợ cũ có thể chứng minh là hỗ trợ hiệu quả một lần nữa và nếu bị phá vỡ sẽ chứng tỏ là kháng cự hiệu quả.

    Mình sẽ lấy biểu đồ dưới đây để minh họa cho thêm phần dễ hiểu:

    goc-nho-chia-se-su-dung-rsi-xac-dinh-xu-huong-chinh-xac-hieu-qua-p1-01.JPG

    Tại điểm (A) ta thấy có một phân kỳ giảm giá, báo hiệu cho xu hướng tăng sắp ngưng và sắp đi đường vòng xuống. Giá sau đó giảm xuống (B) tìm hỗ trợ ở mức 40. Giá hồi lên đến mức (C), đây là gợi ý tín hiệu đầu tiên cho việc thay đổi xu hướng tăng sang giảm có thể sắp xảy ra vì mức 60 là kháng cự hiệu quả.

    Giá sau đó giảm xuống (D) vi phạm mức hỗ trợ 40 trước đó, lúc này chúng ta nhận ra rằng hỗ trợ 40 đã thất bại, giá đi vào phạm vi gấu và về mức hỗ trợ 20, sau đó giá tăng lên lại một chút lên đến điểm (E), hỗ trợ cũ trước đó đã thành kháng cự mới và giá giảm xuống (F) nhưng không thể tạo mức thấp hơn ở (D), lúc này ta thấy được phân kỳ 34 ngày.

    Giá tăng lên đến (G) nhưng mức kháng cự 60 đã chứng tỏ sự hiệu quả và giá giảm xuống (H) là mức hỗ trợ hiệu quả 40, bật tăng lên đến (I) đồng thời xuyên phá mức kháng cự 60 tiến sát lên 80.

    Tín hiệu này cho ta biết thay đổi xu hướng giảm sang tăng có thể sắp diễn ra. Bất ngờ, giá giảm về (J) đã vi phạm mức hỗ trợ 40 của thị trường tăng và bật lên (K) mức kháng cự 60 và quay đầu, lúc này ta cần để ý ở (L), trường hợp nếu vi phạm mức 40 và xuyên phá về 20 thì sẽ báo cho ta biết thị trường Giảm vẫn còn hiệu lực, còn tín hiệu thay đổi xu hướng trước đó đã hết hiệu lực.

    Khi giá về (L) mức hỗ trợ 40 bật lên, xác nhận cho tín hiệu thay đổi xu hướng đã diễn ra. Chúng ta chỉ việc đợi giá chạm mức (M) là kháng cự 80, thị trường chính thức đi vào xu hướng tăng. Lúc này, tại (N) đã quay về mức kháng cự 60 của thị trường Giảm, tại đây mức 60 này đã trở thành hỗ trợ mới. Tương tự các điểm (O),(P).

    Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

    Chúng ta cần tìm lại các mức kháng cự-hỗ trợ trước đây trên biểu đồ giá và trên biểu đồ RSI. Chúng ta xem biểu đồ RSI để xác định mức giá nào và ở mức nào thì chỉ số RSI tìm thấy mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả.

    Để cho dễ hiệu mình sẽ lấy minh họa sau:

    goc-nho-chia-se-su-dung-rsi-xac-dinh-xu-huong-chinh-xac-hieu-qua-p1-02.JPG

    Tại điểm (A) của Giá đã tạo hỗ trợ và tại A' cũng đã tạo mức 40 hỗ trợ RSI. Đây lúc mức hộ trợ hiệu quả trong một xu hướng tăng. Mặc dù sau đó giá bật tăng và Giá tạo mức hỗ trợ mới nhưng không hiệu quả vì RSI đang mức kháng cự 60. Khi giá giảm về mức hỗ trợ hiệu quả ở B thì giá bật tăng lên, chứng minh cho A-A'. Đồng thời tại B-B' cũng tạo mức hỗ trợ hiệu quả, báo hiệu cho xu hướng tăng tiếp tục được cũng cố.

    Tới đây, chúng ta có thể nhận ra rằng các mức hỗ trợ hiệu quả hiện tại chính là kháng cự hiệu quả trước đây trên cả biểu đồ RSI - Giá và ngược lại.

    Lưu ý: Một thị trường xu hướng Giảm cuối cùng sẽ vi phạm và xuyên phá các mức hỗ trợ hiệu quả trước đây. Tương tự, thị trường xu hướng Tăng sẽ vi phạm và xuyên phá các mức kháng cự hiệu quả trước đây. Kháng cự biến đổi thành hỗ trợ và ngược lại là do hành vi xu hướng của thị trường đi lên hoặc đi xuống.

    Do bài đã dài nên mình ngưng ở đây. Hẹn gặp các bằng hữu ở phần sau.

    Xem thêm:

    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.1
     
    chungkhoan2018 and Nguyen Lam like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng RSI xác định Xu hướng, Kháng cự - Hỗ trợ (P2) Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 7/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.4 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 3/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.3 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 1/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.2 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 29/5/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Chiều sâu của thị trường P.1 Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này