Hướng dẫn đếm nến bằng cách sử dụng chart Hourly của Micheal Jenkin

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 24/5/19.

Lượt xem : 4,671

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    huong-dan-dem-nen-bang-cach-su-dung-chart-hourly-cua-micheal-jenkin.png

    Chart giờ thông thường được dùng để xác định con trend không rõ ràng ở D1 và tìm điểm vào lệnh, đây là chart đơn giản nhất thể hiện cứ 1 giờ là 1 cây nến, nhưng để dùng nó như thế nào để hợp lý vẫn là 1 câu hỏi rất hóc búa ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp bởi ngoài việc nó phụ thuộc vào giờ đóng/mở cửa của từng loại thị trường nó còn phụ thuộc vào việc phải sử dụng những con số thế nào cho hợp lý nữa. Trên thế giới cũng có một số nhà đầu tư sử dụng phân nửa giờ tức là 30 phút, nhưng về lâu dài độ chính xác không cao. Nhất là phái sinh Việt Nam có những phiên OTC và ATC rất khó chịu.

    Theo Mr.Jenkin với nơi ở và thị trường giao dịch là Mỹ quốc, ông đã sử dụng chart 6 tiếng bắt đầu từ 11h AM để giải quyết những vấn đề về những phiên lẻ tẻ. Ngoài ra còn 1 ý nghĩa nữa tại sao ông lại sử dụng con số 6 để giải quyết vì đối với ông đây là con số "thần thánh", Vào những ngày đầu của công nguyên, Chúa làm việc 6 ngày và nghỉ ngơi vào ngày thứ 7, 6 nhân 6 là 36 và với 10 là 360, đúng ngay 1 vòng tròn của chu kỳ, nhưng không phải vì thế mà ông áp đặt thị trường nào cũng vậy nên ông đã đề nghị chúng ta tùy cơ ứng biến theo từng giờ ở mỗi thị trường, cụ thể là hãy sử dụng những con số ở phía Đông của đồng hồ 12,1,2,3,4...Riêng đặc tính ở thị trường Việt Nam Văn đề nghị sử dụng chart 4h để loại bỏ những phiên nhỏ lẻ không khớp lệnh liên tục

    huong-dan-dem-nen-bang-cach-su-dung-chart-hourly-cua-micheal-jenkin (2).jpg

    Nguyên tắc như sau, ví dụ chỉ số VN30 đặt mốc cao nhất là 900 điểm, bạn có thể cá với mọi người rằng 900 giờ sau sẽ có sự chuyển biến trên thị trường, nói không ngoa có thể xuất hiện đỉnh hoặc đáy kế tiếp, nhưng như thế vẫn không đủ cơ sở và có thiên hướng hơi đoán mò vì thế Jenkin đã đưa ra một gợi ý. Tất cả các nhà đầu tư chúng ta đều biết đến các con số của dãy Fibonacci bao gồm 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610... Các dãy số này có một tài sản rất quý giá để mình chứng cho sự hiệu quả của nó chính là tỷ lệ vàng được hình thành từ việc chia các số liền kề với nhau.

    huong-dan-dem-nen-bang-cach-su-dung-chart-hourly-cua-micheal-jenkin (4).jpg

    Điều này có nghĩa là bắt đầu từ đỉnh hoặc đáy chúng ta chỉ việc đếm 1, 2, 3, 5, 8, 13...Nhưng không phải vì thế mà chúng ta đếm một cách máy móc, nếu thị trường tạo đỉnh ở tiếng thứ 6 chúng ta phải hiểu là nó lên tới 8 hoặc là trong vòng đó, nếu lên tới 9, khả năng nó sẽ lên tới 13

    Dưới đây là VD VN30

    huong-dan-dem-nen-bang-cach-su-dung-chart-hourly-cua-micheal-jenkin (3).jpg

    1/ Đúng

    2/ Đúng

    3/Lệch 2 cây

    4/ Lệch 2 cây

    Trên là kỹ thuật đếm nên sơ đẳng, có thời gian Văn sẽ viết tiếp nâng cao cho các bạn thưởng thức

    Xem thêm

    >> Tuyệt kỹ bắt đỉnh đáy bằng ichimoku
     
    thanhtung254 and (deleted user) like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Video Hướng dẫn vẽ Fibonacci theo phong cách Dinapoli Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 13/12/19
    Hướng dẫn chơi chứng khoán bằng bài Tarot Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 20/5/19
    Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/2/19
    Hướng dẫn sử dụng MACD cho nhà đầu tư mới Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 5/1/19
    Hướng dẫn sử dụng chỉ báo cực ngon - Chaikin Money Flow Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 2/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này