Hướng dẫn sử dụng MACD cho nhà đầu tư mới

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 5/1/19.

Lượt xem : 3,747

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-1.jpg

    Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư chứng khoán theo phân tích kỹ thuật, MACD là một trong những chỉ báo cần thiết và tuyệt vời bởi tính đa năng của nó. MACD là chỉ báo hiếm hoi vừa có thể chỉ xu hướng cho thị trường vừa đo lường lực đi (momentum) của xu hướng một cách hiệu quả.


    Nhưng trên thực tế, nó khá kén người dùng, vì chỉ có ai biết sử dụng mới có thể sử dụng nó tốt. Nhiều nhà đầu tư vẫn thường thêm công cụ này vào đồ thị của mình để nhìn nhưng không thể tận dụng hết sức mạnh của nó. Qua bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn anh em cách sử dụng indicator MACD đầy đủ và hiệu quả nhé.

    MACD ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO ?

    Trước tiên chúng ta phải nói về khái niệm. MACD được tạo từ 2 thành phần: một là đường hiệu số giữa EMA 26 và EMA 12, hai là đường tín hiệu chính là EMA 9.

    Từ hai đường này chúng ta có bộ công cụ MACD như sau:

    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-2.png

    Như chúng ta thấy trên đồ thị VNINDEX, đường MACD (hiệu EMA 26 và 12) là đường màu xanh và những cái cột (MACD-Histogram) tăng lên giảm xuống. Đường màu cam là đường tín hiệu EMA 9.

    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MACD VÀO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

    Như đã nói ở phần trên, MACD có hai chức năng: một là chỉ báo xu hướng thị trường, hai là đo lường sức mạnh của xu hướng. Qua đó, MACD có thể dự báo được sự đảo chiều cũng như tín hiệu mua bán rất hiệu quả.

    Cách sử dụng thứ nhất: xác định xu hướng hiện tại

    Nếu anh em chưa biết cách xác định xu hướng thị trường thì MACD là một công cụ tuyệt vời.

    Chúng ta sẽ lấy đường số 0 (được gọi là đường cân bằng của MACD) và nhìn vào đường MACD (đường màu xanh).

    + Nếu nó nằm trên đường cân bằng, thì xu hướng của thị trường đang là tăng.

    + Nếu nó nằm dưới đường cân bằng, thì xu hướng của thị trường đang là giảm.

    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-3.png

    Do đó, nếu đường màu xanh nằm trên 0, thì chúng ta có thể tìm điểm để mua cổ phiếu. Còn nếu nó đã nằm dưới đường màu xanh, thì tốt nhất không nên mua nữa.

    Cách sử dụng thứ hai: xác định lực mạnh yếu của xu hướng (momentum)

    Ngoài công dụng xác định xu hướng, MACD còn cho phép nhà đầu tư biết được xu hướng hiện tại mạnh hay yếu.

    Nếu xu hướng mạnh, nhà đầu tư có thể mua thêm cổ phiếu, nếu xu hướng yếu, nhà đầu tư có thể giảm tỷ trọng hoặc khoan mua cổ phiếu. Đó là chiến lược dựa vào MACD.

    Để biết được xu hướng mạnh hay yếu, chúng ta sẽ không xem đường MACD màu xanh, mà xem cột MACD histogram.

    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-4.png

    Cũng lấy đường 0 làm đường cân bằng.

    + Nếu Cột MACD Histogram tăng trên 0 thì xu hướng tăng đang chiếm ưu thế, MACD Histogram càng cao thì xu hướng tăng càng mạnh.

    + Nếu Cột MACD Histogram giảm dưới 0 thì xu hướng giảm đang chiếm ưu thế, MACD Histogram càng thấp thì xu hướng giảm càng mạnh.

    Cách sử dụng thứ ba: dự báo được giá sắp đảo chiều

    Đây là chức năng hấp dẫn nhất của MACD, tức là MACD có thể dự báo được một xu hướng sắp kết thúc và đảo chiều xu hướng mới, dựa vào PHÂN KỲ.

    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-5.png

    Cách nhìn như sau: chúng ta sẽ nhìn cặp đường màu xanh và màu cam tạo đỉnh đáy như thế nào so với đỉnh đáy của giá.

    + Nếu giá đang trong xu hướng tăng, tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MACD lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đó là dấu hiệu của phân kỳ giảm. Giá có thể đã kết thúc xu hướng tăng và chuẩn bị đảo chiều giảm.

    + Nếu giá đang trong xu hướng giảm, tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MACD lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đó là dấu hiệu của phân kỳ tăng. Giá có thể đã kết thúc xu hướng giảm và chuẩn bị đảo chiều tăng.

    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-6.png

    Như ví dụ vào cái đỉnh của VNINDEX vào đầu năm 2018. Chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được cái đỉnh này dựa vào MACD. Nhưng anh em đã thấy, VNINDEX đang tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MACD lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây được gọi là sự phân kỳ giữa giá và MACD. Kết quả, VNINDEX đã cắm đầu giảm giá từ 1207 xuống đáy 888.

    Còn đây là một cơ hội bắt đáy VCB trong xu hướng giảm:

    huong-dan-su-dung-macd-cho-nha-dau-tu-moi-kakata-7.png

    VCB đang tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MACD lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước, cho thấy MACD và giá đang có phân kỳ tăng. Do đó, tại thời điểm có phân kỳ anh em có thể đoán được giá sắp sửa kết thúc giai đoạn giảm và chuẩn bị tăng rồi đấy.
    Tôi vừa chia sẻ xong những cách sử dụng cơ bản nhất của MACD để phân tích cổ phiếu và chỉ số thị trường. Sau khi anh em thành thạo chỉ báo này, có thể kết hợp với các công cụ khác để phân tích hiệu quả hơn nhé.

    Xem thêm:

    >> Phân tích theo indicator và các phương pháp khác
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Video Hướng dẫn vẽ Fibonacci theo phong cách Dinapoli Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 13/12/19
    Hướng dẫn đếm nến bằng cách sử dụng chart Hourly của Micheal Jenkin Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 24/5/19
    Hướng dẫn chơi chứng khoán bằng bài Tarot Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 20/5/19
    Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/2/19
    Hướng dẫn sử dụng chỉ báo cực ngon - Chaikin Money Flow Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 2/1/19

  3. Cảm ơn bác Bảo Khách.
    MACD là 1 chỉ báo rất hay và cơ bản nhưng trước giờ mình chưa đọc bài nào có ví dụ dễ hiểu thực chiến như của bác.
     
  4. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    MACD mình chuyên xài phân kì đếm sóng A-C hoặc 3-5 elliot. Còn ngoài ra nó giúp lọc nhiễu rất tốt cho những lần tăng giá ảo :d
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  5. Lọc nhiễu trong lần tăng giá ảo là sao bác có thể chia sẻ không bác ?
     
    LinhChuppy thích bài này.
  6. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Mình thì hay kết hợp BB với MACD. VD như hình nhé: khi giá chạm biên dưới của BB band thì sẽ có xu hướng hồi lại, nhưng sự hồi lại này có phải là sự phá vỡ trend giảm hay k, hay chỉ đơn giản là đợt hồi giá. Có thể nhìn sang MACD, đoạn này MACD 2 đường xanh vẫn dưới đường đỏ và xu hướng xuống nên có thể khẳng định nó là 1 đợt hồi giá nhẹ thôi.

    upload_2019-5-3_8-23-23.png
     
    dala, chungkhoan2018 and Bảo Khánh like this.

Lượt bình luận : 4

Chia sẻ trang này