Nhà đầu tư phải làm gì nếu chẳng may bị kẹp hàng ?

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 1/12/18.

Lượt xem : 2,609

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    nha-dau-tu-phai-lam-gi-neu-chang-may-bi-kep-hang-1.jpg

    Kẹp hàng và chấp nhận cắt lỗ không phải là cảm giác dễ chịu gì, đặc biệt là nhà đầu tư đang bị kẹp một số vốn lớn. Tâm lý lúc này khá căng thẳng với hy vọng cổ phiếu sẽ chóng tăng lên lại, vẫn còn giữ là vẫn chưa lỗ,... sẽ khiến nhà đầu tư bị kẹp hàng nặng hơn nữa. Như vậy, phải làm sao cho tốt nhất, cắt lỗ hay không cắt lỗ, tiếp tục kiên nhẫn với cổ phiếu bị kẹp hàng hay dũng cảm tìm cơ hội khác. Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết ngày hôm nay.


    Trên thực tế, để xác định đúng từ "kẹp hàng", cần phải biết rõ chúng đang đầu tư dài hạn hay lướt sóng ngắn hạn. Bởi lẽ mỗi loại nhà đầu từ sẽ có các mức kẹp hàng khác nhau. Ví dụ, đối với các nhà đầu tư dài hạn, lỗ 10% danh mục thì không gọi là kẹp hàng, nhưng đối với nhà đầu cơ lướt sóng ngắn hạn thì 10% danh mục là quá lớn, kẹp hàng quá nặng.

    Đa số chúng ta đều là nhà đầu cơ ngắn hạn, do đó, trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ những quan điểm về chuyện kẹp hàng của trader lướt sóng thay vì các investor dài hạn nhé.

    CHU KỲ TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    Sau 2 năm thành công rực rỡ 2016 - 2017 thì thị trường chứng khoán năm 2018 có vẻ không mấy khả quan. Đặc biệt những ai mua cổ phiếu đầu và giữa năm đến bây giờ cũng rất chật vật.

    Với diễn biến không tốt như hiện nay thì đa số anh em đều mua cổ phiếu ở mức giá cao dẫn đến bị kẹp hàng rất nặng, và vẫn chưa có ý định bán, chờ giá tăng lên lại. Tuy nhiên, nếu là trader lướt sóng thì việc đó không ổn chút nào. Trước khi nêu những kinh nghiệm về chuyện xử lý kẹp hàng, tôi có một hình ảnh dành tặng cho anh em. Anh em xem thử mình có nằm trong hình ảnh này không nhé:

    nha-dau-tu-phai-lam-gi-neu-chang-may-bi-kep-hang-4.png

    Trên đây là chu kỳ tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán cũng như đầu cơ lướt sóng. Tất cả chúng ta khi bước chân vào thị trường này đều trải qua những cung bậc cảm xúc như vậy. Và khi trải qua một chu kỳ, chúng ta sẽ quay lại và tiếp tục vòng tuần hoàn này cho đến khi nào hiểu được thị trường và đầu tư đúng đắn.

    Biểu đồ trên thì quá rõ ràng, tôi không giải nghĩa nữa nhé. Điều quan trọng bây giờ là làm sao xử lý câu chuyện kẹp hàng của anh em bây giờ.

    QUY TẮC 10% VÀ SỰ DŨNG CẢM CỦA MỘT TRADER TIẾN BỘ

    Có thể sẽ có nhiều anh em phản đối quan điểm nay của tôi bởi lẽ nó là một quan điểm phũ phàng và gây đau đớn.

    Nhưng chúng ta nên nhìn vào sự thật. Tôi chỉ nói sự thật và những thứ hữu ích cho anh em mà thôi.

    Nếu nhà đầu tư đang bị kẹp hàng với một mức thua lỗ gần 10% thì công việc cần làm là cắt lỗ đi và tìm cơ hội mới tốt hơn.

    Sẽ có nhà đầu tư lập luận rằng:

    1. Bán cắt lỗ hết rồi giá tăng lên lại thì sao?

    2. Chưa bán là chưa lỗ việc gì phải cắt. Giữ đó 10 năm kiểu gì cũng tăng.

    Tôi xin trả lời anh em như sau:

    1. Câu thứ nhất: khi anh em lỗ tới 10 % tức là giá đã tuột không phanh, hay nói cách khác nó đã đi vào downtrend rồi, nó sẽ hồi nhưng có hồi lên được mức huề vốn không? Khi nào nó mới hồi? Nếu nó xuống thêm 10%, 20%, thậm chí là 50% nữa thì sao? Anh em vẫn giữ chứ. Đây là bằng chứng về một cổ phiếu nếu không cắt lỗ 10%, bạn sẽ phải cắt lỗ 80%:

    nha-dau-tu-phai-lam-gi-neu-chang-may-bi-kep-hang-2.png

    AMD cổ phiếu huyền thoại 1 thời cách đây đúng 1 năm. Tháng 11/2017 giá tạo đáy 6.300 đồng và đạt đỉnh gần 12.000 đồng vào tháng 12 cùng năm đó khiến cho nhà đầu tư đổ xô đi săn lùng cổ phiếu này. Bây giờ cũng tháng 12, tức là tròn 1 năm, giá chỉ còn 3.070 đồng, tương đương với mức giảm 72% từ đỉnh.

    Thực tế giá có hồi và đầu năm, nhưng không hồi lên nổi giá 12.000 đồng. Sau đó là 1 chuỗi trải dài.

    Như vậy, nhưng ai mua tại thời điểm giá đạt đỉnh, nếu như chưa bán cắt lỗ 10% thì bây giờ phải bán cắt lỗ 72%.
    2. Câu thứ hai: chưa bán là chưa lỗ. Phải, nhưng quan trọng là không lẽ anh em giữ mãi cổ phiếu này, vậy chừng nào mới bán? Biết đâu giá lên, khi nào giá lên. Cứ lấy ví dụ cổ phiếu AMD bên trên làm ví dụ, theo phân tích của tôi thì nó chẳng có dấu hiệu gì là đáy cả. Hôm thứ 6 ngày 30/11/2018 vẫn giảm xuống 1 cây rất dài.

    Sự thật khá phũ phàng nhưng nếu chúng ta không cắt sớm thì cũng cắt muộn, mà lúc đó còn lỗ hơn rất nhiều. Thêm một ví dụ nữa nhé:

    nha-dau-tu-phai-lam-gi-neu-chang-may-bi-kep-hang-3.png

    Tuy nhiên, chiến lược này không cứng nhắc đến mức bắt bạn bán sạch bằng mọi giá. Chúng ta nên dung hòa: bán 1 phần danh mục mà chúng ta phân tích rằng nó không còn khả năng lên nữa. Phần còn lại vẫn phải giữ để theo dõi và tùy cơ ứng biến. Nếu thị trường diễn biến quá xấu, thì phần còn lại cũng nên xem xét thoát hết để tránh trở thành "nhà đầu tư dài hạn" bất đắc dĩ.

    Với chiến lược bán 1 phần với quy tắc 10% chúng ta sẽ có những lợi ích sau:

    + Giảm áp lực tâm lý

    + Giảm thiểu thua lỗ

    + Có nguồn vốn sẵn để đầu tư vào cơ hội mới.

    KIÊN NHẪN CHỜ TRỜI SÁNG SAU CƠN MƯA

    Trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn có xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, do đó, sau khi thoát hết hàng. Chỉ cần kiên nhẫn chờ đến chu kỳ tăng tiếp theo (có thể là vài tháng đến 1 năm), chúng ta hoàn toàn có thể vào lại thị trường và bù những khoản lỗ đã cắt.

    Cụ thể, nếu nhìn trên biểu đồ dài hạn thì xu hướng năm 2018 chỉ là xu hướng điều chỉnh so với sự tăng mạnh mẽ trong 2 năm 2016-2017 mà thôi. Xét về dài hạn nó không phải là downtrend gì cả. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể hy vọng đến một cơ hội khác tốt hơn nhiều.

    Trên đây là một vài chia sẻ của tôi về cách giải quyết vấn đề kẹp hàng - một vấn đề khá cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Hy vọng nó giúp ích được cho nhà đầu tư.

    Tham khảo Cafef.vn

    Xem thêm:

    >> Những kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phân tích dòng tiền qua các chỉ số cơ bản có thể giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 8/10/19
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    Phương pháp xây dựng danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp - có thể áp dụng cho cá nhân? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 22/4/19
    Trước khi quyết định mua một mã cổ phiếu, nhà đầu tư nên trả lời 9 câu hỏi này Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 31/12/18
    10 nguyên nhân thất bại hàng đầu trong đầu tư chứng khoán - Phần 2 Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 24/12/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này