Phân tích dòng tiền qua các chỉ số cơ bản có thể giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 8/10/19.

Lượt xem : 6,910

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,446
    phan-tich-dong-tien-qua-cac-chi-so-co-ban-co-the-giup-nha-dau-tu-chon-co-phieu-tot-kakata-3.jpg

    Phân tích dòng tiền trên báo cáo tài chính là một trong những công việc cực kỳ quan trọng nhưng lại không được các nhà đầu tư chú trọng. Thậm chí họ thường bỏ qua công đoạn này mà chỉ chăm chăm vào lợi nhuận ròng và các tỷ số liên quan đến lợi nhuận ròng mà thôi.


    Điều này thực sự nguy hiểm vì lợi nhuận ròng được hạch toán theo các nguyên tắc kế toán, số tiền thực có của doanh nghiệp làm ra chưa chắc đã đúng với con số lợi nhuận đó. Hơn nữa, lợi nhuận ròng cũng rất dễ bị thổi phồng khiến chúng ta thường lầm tưởng về sức mạnh của doanh nghiệp trong khi dòng tiền là thực, và nó khó có thể bóp méo. Doanh nghiệp có bao nhiêu tiền thì sẽ phải phản ánh bấy nhiêu tiền và ít bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán.

    Do đó, nếu một nhà đầu tư đủ kiên trì để phân tích sâu một mã cổ phiếu thì chắc chắn phải phân tích dòng tiền của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.

    Sau đây là các chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư có thể xem xét nhanh chóng và dễ dàng tính toán để biết doanh nghiệp đó như thế nào. Doanh nghiệp đó có đáng mua để bạn đầu tư cổ phiếu.

    CHỈ SỐ DÒNG TIỀN TỰ DO TRÊN DOANH THU

    Dòng tiền tự do trên doanh thu được tính bằng công thức

    FCF/Revenue = Dòng tiền tự do / Doanh thu
    Tỷ số này cho biết rằng một đồng doanh thu có thể tạo ra được bao nhiêu đồng dòng tiền tự do.

    phan-tich-dong-tien-qua-cac-chi-so-co-ban-co-the-giup-nha-dau-tu-chon-co-phieu-tot-kakata.png
    Như các bạn đã biết, dòng tiền tự do là dòng tiền dành cho hoạt động kinh doanh nhưng đã trừ đi các khoản mua sắm tài sản cố định, thiết bị dùng cho HĐKD. Dòng tiền tự do là tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào bất cứ mục đích nào mà không phải phụ thuộc vào hoạt động cốt lõi doanh nghiệp hay nói cho dễ hiểu doanh nghiệp thích làm gì với số tiền này thì làm. Do đó, dòng tiền tự do càng nhiều càng có lợi với những cổ đông như chúng ta bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng Dòng tiền tự do vào ba mục đích sau đây:

    + Dùng tiền để tái đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển doanh nghiệp => tăng giá trị doanh nghiệp

    + Dùng tiền để trả cổ tức => cổ đông hưởng lợi

    + Dùng tiền để mua lại cổ phiếu (cổ phiếu quỹ) => tăng giá cổ phiếu

    Bạn thấy đấy, đường nào cũng có lợi cho cổ đông cả. Do đó dòng tiền tự do dồi dào rất tốt đúng không.

    Xem thêm:

    >> [Phân tích cơ bản nâng cao] Dòng tiền tự do của doanh nghiệp - Khái niệm và cách sử dụng


    Quay lại với tỷ số FCF/Revenue, con số này càng cao thì càng tốt.

    Khi bạn so sánh với tỷ lệ này trong quá khứ (tối thiểu 3-4 năm), nếu tỷ lệ này tăng đều hoặc ổn định thì đó là tín hiệu tốt. Hoặc khi so sánh với các đối thủ cùng ngành, con số này cao thì sẽ rất tốt đấy.

    Những doanh nghiệp có tỷ lệ FCF/Revenue giảm liên tục trong 3 năm hoặc có dấu hiệu không ổn định (tăng giảm thất thường) thì cũng khá rủi ro đấy.

    CHỈ SỐ DÒNG TIỀN TỰ DO TRÊN TỔNG TÀI SẢN

    Công thức: Asset Efficiency Ratio = FCF/Total Assets

    Tỷ số hiệu quả tài sản = Dòng tiền tự do / tổng tài sản

    Công thức này cũng giống như ROA nhưng khác ở chỗ thay thế Lợi nhuận bằng dòng tiền tự do để tăng tính trung thực hơn trong việc đánh giá sức mạnh tài chính doanh nghiệp.

    CHỈ SỐ DÒNG TIỀN TỰ DO TRÊN NỢ NGẮN HẠN

    Công thức: Current Liability Coverage ratio = FCF/Current Liabilities

    Tỷ lệ chi trả nợ ngắn hạn = Dòng tiền tự do / Nợ ngắn hạn
    Nếu bạn muốn biết chính xác khả năng chi trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, hãy sử dụng tỷ số này.

    Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, và đặc biệt nó phải lớn hơn 1 để chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ ngắn hạn.

    Lưu ý, bạn có thể thay thế nợ ngắn hạn bằng nợ dài hạn để tính toán khả năng trả nợ dài hạn dần của doanh nghiệp.

    phan-tich-dong-tien-qua-cac-chi-so-co-ban-co-the-giup-nha-dau-tu-chon-co-phieu-tot-kakata-2.jpg

    CHỈ SỐ DÒNG TIÊN TRÊN LÃI VAY

    Công thức: Interest Coverage ratio = (FCF + Interest Paid + Taxes Paid) / Interest Paid

    Tỷ lệ trả lãi vay = (Dòng tiền tự do + lãi vay đã trả + thuế đã trả)/ Lãi vay đã trả
    Như các chỉ số khác, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. Bạn cứ nghĩ rằng một doanh nghiệp sau khi trừ hết các khoản chi và có một dòng tiền tự do là 100 tỷ, nhưng hàng năm phải trả lãi 110 tỷ (đó là chưa tính cục nợ gốc to tướng) thì làm gì còn tiền chi cho việc khác đúng không.

    Do đó, tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì bạn nên tránh xa thì hơn.

    CHỈ SỐ SỨC MẠNH TẠO RA TIỀN

    Cash Generating Power Ratio = CFO / (CFO + Cash from Investing Inflows + Cash from Financing Inflows)

    Hay: Chỉ số sức mạnh tạo ra tiền = CFO / (CFO + Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính)
    CFO là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

    Chỉ số này có nghĩa là doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu tiền cho hoạt động kinh doanh cốt lõi trên tổng số tiền thu vào (bao gồm cả hoạt động tài chính và đầu tư)

    Nếu chỉ số này lớn hơn không và duy trì trên 15% trong nhiều năm thì có thể coi doanh nghiệp là máy in tiền. Bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào những DN như thế này.

    CHỈ SỐ TÀI CHÍNH BÊN NGOÀI

    Công thức: External Financing Ratio = Cash flows from financing / CFO

    Hay Chỉ số tài chính bên ngoài = Dòng tiền từ hoạt động tài chính / Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
    Chỉ số này cho biết mức độ phụ thuộc của DN vào các khoản tài trợ từ bên ngoài (khoản vay nợ hay phát hành cổ phiếu chẳng hạn).

    Do đó, chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ doanh nghiệp dùng dòng tiền vay nợ từ bên ngoài để chi trả cho hoạt động kinh doanh.

    Một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, sức khỏe tài chính ổn định sẽ có chỉ số này nhỏ hơn 1. Bởi khi có lãi từ HĐKD, họ thường ưu tiên trả nợ vay để giảm bớt gánh nặng cho công ty.

    phan-tich-dong-tien-qua-cac-chi-so-co-ban-co-the-giup-nha-dau-tu-chon-co-phieu-tot-kakata-1.png

    QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ MỘT DOANH NGHIỆP NHANH CHÓNG VÀ DỄ DÀNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

    Chúng ta là những nhà đầu tư cá nhân, không thể lục lọi, soi xét từng mã cổ phiếu được. Do đó phải có một cách nào đó để lọc cổ phiếu thật nhanh. Sau đây là quy trình tìm các mã cổ phiếu tốt dành cho các nhà đầu tư cá nhân:

    1. Tìm những doanh nghiệp đang nằm trong ngành có xu hướng tăng trưởng, hoặc có những yếu tố khách quan khiến cho doanh nghiệp tăng trưởng

    2. Đánh giá sơ bộ về doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng của DN.

    3. Đánh giá tổng thể về sức khỏe tài chính qua các chỉ số tài chính

    4. Đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai và sự cạnh tranh trong ngành.

    5. Định giá doanh nghiệp.

    6. Quyết định đầu tư bằng với ba tiêu chỉ: giá trị thự, chất lượng doanh nghiệp và sự tăng trưởng tiềm năng.

    Trên đây là tất cả những phân tích dòng tiền cơ bản dành cho anh em nhà đầu tư theo phân tích cơ bản. Sang bài sau tôi sẽ chia sẻ tiếp về dòng tiền. Anh em đón xem nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Kiến thức hay về phân tích cơ bản
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Tôi đã lên trình phân tích kỹ thuật khi biết điều này Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 13/5/24
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Phân tích sức mạnh tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - phân tích một công ty tăng trưởng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/8/19
    Warren Buffett phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để lựa chọn cổ phiếu như thế nào? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 23/5/19
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này