Nhờ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, Việt Nam đứng top Asean trong cuộc đua tăng trưởng kinh tế

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi tinychau, 9/12/18.

Lượt xem : 1,784

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    nho-huong-loi-tu-chien-tranh-thuong-mai-viet-nam-dung-top-asean-1.png


    Theo ICAEW thì khu vực ASEAN được dự báo là sẽ có mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 5% trong năm 2019, so với năm 2018 thì thấp hơn 0.3%, chủ yếu là vì căng thẳng Mỹ - Trung trong cuộc chiến trang thương mại và tình hình toàn cầu đang thắt chặt tín dụng tiền tệ. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam lại miễn nhiễm với những điều đó, không những vậy còn tăng trưởng khá tốt.


    Thái Lan và Singapore là hai nước suy giảm mức tăng trưởng mạnh nhất gần 1% trong khi Việt Năm, Indonesia và Philipines lại có thể duy trì mức tăng trưởng tốt và vẫn nằm trong danh sách 10 nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

    nho-huong-loi-tu-chien-tranh-thuong-mai-viet-nam-dung-top-asean-2.png

    Trong khu vực Asean, ngoài Philipines, Việt Nam là nước còn lại có tốc độ cao hơn hẳn trung bình.

    ICAEW đã tổng kết dữ liệu kinh tế trong quý 3/ 2018 và cho biết rằng hầu hết các nền kinh tế ASEAN đều sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải. Trong khi trung bình khu vực có tốc độ tăng trưởng chậm lại, chỉ còn 4.8% so với cùng kỳ năm ngoái thì Việt Nam lại có tốc độ vượt trội hơn 6.9%.

    nho-huong-loi-tu-chien-tranh-thuong-mai-viet-nam-dung-top-asean-3.png

    ICAEW cho rằng Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có sự cải thiện vị thế của Chính phủ trong sự đánh giá của dân chúng. Ngoài ra, Việt Nam còn thúc đẩy được xuất khẩu và duy trì được mức cầu cao về hàng hóa trong nước.

    Quan điểm thứ hai của ICAEW về nguyên nhân tăng trưởng khá tốt của Việt Nam là vì Việt Nam thừa hưởng được những lợi ích từ chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, các nước như Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan có thể chứng kiến sự đổ bộ của các tập đoàn đa quốc gia ở các nước cũng như Trung Quốc để xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc sản xuất nhằm tránh rủi ro về chi phí do chiến tranh thương mại gây ra.

    nho-huong-loi-tu-chien-tranh-thuong-mai-viet-nam-dung-top-asean-4.png

    Thứ ba, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục tăng lên đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Theo thông tin từ Bộ KH&ĐT thì Việt Nam đã thu hút 2.714 dự án cấp phép mới tương được 16.5 tỷ USD giá trị tính đến tháng 11 năm nay.

    Trong cơ cầu vốn FDI đổ bộ vào Việt Nam thì cốt lõi nhất vẫn là ngành công nghiệp chế tạo và bất động sản. Đa phần vốn FDI là được rót từ những nước láng giềng quen thuộc với Việt Nam như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    nho-huong-loi-tu-chien-tranh-thuong-mai-viet-nam-dung-top-asean-5.png

    Về xuất khẩu, Mỹ vẫn là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, kế tiếp là EU, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á với kim ngạch ước tính là 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017.

    Theo Cafef
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này