Những nguyên lý cơ bản trong phương pháp phân tích thanh khoản

Thảo luận trong 'Lớp học CMT - Chartered Market Technician' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 24/12/19.

Lượt xem : 3,227

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    bi-mat-tim-ra-co-phieu-co-tiem-nang-tang-gia-tot-kakata.png

    Đa phần các công cụ chỉ báo đều dựa trên giá cả, công thức tính toán đều xoay quanh giá. Có thể nói những chỉ báo đó là một dữ liệu phái sinh của giá. Tuy nhiên, một số ít chỉ báo lại độc lập với giá cả, trong đó có thanh khoản hay còn gọi là khối lượng giao dịch (volume).


    Nghiên cứu về các mẫu hình khối lượng sẽ cho chúng ta một chiều sâu rất lớn để phân tích sự chuyển động của giá. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập về các nguyên lý thanh khoản cơ bản.

    Về cơ bản, chúng ta sẽ có lợi ích sau đây khi hiểu biết về khối lượng đúng đắn: Đầu tiên là, nếu giá và khối lượng có sự đồng thuận với nhau về động lượng, đó là một tín hiệu duy trì xu hướng. Nếu không, xu hướng hiện tại không còn mạnh nữa. Và cuối cùng, khối lượng thường.

    LƯU Ý: Khối lượng không chỉ đo lường sự nhiệt tình của người mua / người bán, mà nó còn độc lập với gia.

    Các nguyên lý trong phân tích thanh khoản

    1. Nguyên lý quan trọng nhất chính là "thanh khoản thường sẽ đi cùng với xu hướng". Điều này là bình thường cho hoạt động mở rộng của giá trong thị trường tăng và thu hẹp trong thị trường giảm. Sự mở rộng này là kết quả của hành động các nhà giao dịch lớn, cá mập, big boys nhảy vào thị trường.

    Giá di chuyển theo xu hướng nhưng nó sẽ không tăng hoặc giảm thẳng một đường, sẽ có những lúc dao động ngược chiều lại. Thanh khoản cũng tương tự như vậy, không phải lúc nào cũng tăng liên tục theo xu hướng.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-1.png

    Bạn thấy đấy, thanh khoản cũng có xu hướng tăng theo nhưng nếu xét theo từng thanh thì có thanh tăng thanh giảm.

    Như vậy, xu hướng thanh khoản cũng như giá, tùy thuộc vào khung thời gian.

    2. Một yếu tố quan trọng khác là thanh khoản phản ánh sự trao đổi giữa người mua và người bán. Theo định nghĩa đó, số lượng tiền chảy vào chứng khoán bằng số lượng tiền chảy ra. Điều này luôn luôn đúng.

    3. Nếu người mua tham lam, họ sẽ đẩy giá mua (bid) cao lên cho đến khi đạt được đủ số lượng họ cần mua. Nếu người bán phản ứng với tin xấu, họ sẽ hoảng loạn, đẩy giá xuống mạnh nhưng tất cả mọi thời điểm, số lượng bán luôn luôn bằng với số lượng mua.

    4. Giá tăng và thanh khoản tăng theo là chuyện bình thường và không có giá trị dự đoán. Trong trường hợp này, hợp lý hơn nếu nếu chờ đợi ít nhất giá tăng đạt đỉnh mới khi thanh khoản không tăng.

    5. Thanh khoản thường sẽ dẫn dắt giá trong suốt xu hướng tăng. Một đỉnh mới không được xác nhận bởi thanh khoản thì nên cẩn thận.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-2.png

    Điểm C chính là đỉnh không được xác nhận thanh khoản, nó ít người mua bán hơn điểm A rất nhiều. Tình huống như vậy là bình thường, đỉnh có thanh khoản giảm là một tín hiệu kỹ thuật cho thấy giá tăng đã yếu đi. Như với các chỉ báo động lượng, không có một quy tắc bất di bất dịch nào nói rằng phân kỳ như vậy sẽ đảo chiều. Nói chung, số lượng phân kỳ như vậy càng nhiều, thì xác suất đảo chiều càng cao.

    6. Giá tăng và thanh khoản giảm như hình dưới đây là bất bình thường và cho thấy giá sắp rớt. Đây là tín hiệu khởi sắc của một môi trường xu hướng giảm và có thể sử dụng như một công cụ chỉ báo. Nhớ rằng thanh khoản đo lường độ nhiệt tình tương đối của người mua và người bán. Một thì trường tăng theo xu hướng nhưng thanh khoản thấp chỉ ra rằng giá tăng là bởi vì ít người bán chứ không phải người mua đang điên cuồng mua. Do đó, sớm hay muộn gì thì thị trường sẽ chạm đến mức người bán bắt đầu có động lực và lý do để bán mạnh.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-3.png

    Hình bên dưới đây thể hiện thanh khoản giảm khi giá tăng trong xu hướng giảm. Bạn hiểu rồi chứ, hiện tại người bán ít đi, cho nên người mua được cũng ít, chứ đám đông không điên cuồng mua.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-4.png

    7. Thỉnh thoảng cả giá và thanh khoản đều tăng khá chậm, từ từ tăng theo cấp số nhân với giai đoạn đẩy lên cuối cùng. Tiếp theo của hành động này là cả giá và thanh khoản sẽ sẽ giảm trầm trọng. Điều này thể hiện một sự chuyển động bị hụt hơi và đây là một tín hiệu đảo chiều xu hướng.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-5.png

    Độ mạnh của đảo chiều sẽ phụ thuộc vào mức độ tăng trước đó và mức độ tăng thanh khoản. Rõ ràng, sự chuyển động hụt hơi kéo dài 4-6 ngày sẽ quan trọng hơn nếu kéo dài qua tuần. Hiện tượng này được gọi là parabolic blowoff. Không may là kiểu hành động này không dễ để xác định trước.

    8. Ngược lại với parabolic blowoff là selling climax (bán cao trào). Một hành động selling climax xảy ra khi giá rớt với tốc độ tăng dần đi kèm thanh khoản tăng khủng. Theo sau selling climax là giá tăng, đáy được xác lập, nhưng thanh khoản không tăng kèm với giá.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-6.png

    9. Khi giá tăng sau một đợt giảm dài và sau đó phản ứng tại mức trên hoặc dưới vùng đáy trước đó một chút, đó là tín hiệu tăng nếu đáy thứ hai này có thanh khoản thấp hơn đáy thứ nhất một chút. Phố Wall thường có câu nói rằng "Never short a dull market" nghĩa là "đừng bao giờ bán khống lúc thị trường đang tẻ nhạt". Đáy thứ hai chính là test lại đáy thứ nhất xem thanh khoản như thế nào. Thanh khoản thấp tức là người bán không điên cuồng bán nữa.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-7.png

    10. Một cú breakout xuống từ mô hình giá hoặc đường xu hướng hoặc đường MA xảy ra với thanh khoản khủng là một tín hiệu bất thường và thường dẫn đến giá giảm, kèm xác nhận là xu hướng đảo chiều.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-8.png

    Khi giá giảm, bên mua (bids) thường sẽ ít hơn, thậm chí là bị trắng (trắng bên mua) vì thế thanh khoản giảm lại. Đây là hành động bình thường và không cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, khi thanh khoản bùng nổ khi giá đi xuống thì đó là lúc người bán bắt đầu điên cuồng, và họ đẩy lệnh vào bằng mọi giá.

    11. Khi thị trường đã tăng trong vài tháng, và hiện tại tăng rất chậm, rất yếu nhưng lại kèm thanh khoản cao, đây là hiện tượng trao tay và dĩ nhiên là tín hiệu giảm giá.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-9.png

    12. Theo sau giá giảm, giá bắt đầu di chuyển chậm nhưng kèm khối lượng khủng, điều này thể hiện sự tích lũy giá, và thường thì là tín hiệu thể hiện giá tăng.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-10.png

    13. Theo dõi thanh khoản tại các đáy quan trọng vì nó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự thay đổi tâm lý của thị trường.

    14. Khi cả giá và khối lượng tăng đột ngột, mạnh mẽ, thẳng đứng kiểu như parabolic blowoff như nguyên tắc số 7 rồi giảm nhẹ. Đây cũng là tín hiệu đảo chiều xu hướng. Thỉnh thoảng nó làm đảo chiều thực sự, nhưng cũng có lúc nó khiến giá chỉ đi ngang mà thôi. Vì thực chất đây là tín hiệu cho thấy lực mua đang bị cạn kiệt tạm thời.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-11.png

    15. Khi giá hình thành mô hình rounding top (đỉnh tròn) và thanh khoản lại hình thành mô hình rounding bottom (đáy tròn), đây là hành động không bình thường vì giá đang tăng mà thanh khoản lại giảm, có vẻ như giá đã chạm đỉnh. Suốt thời gian giảm, giá giảm và thanh khoản tăng, càng xác nhận giá giảm mạnh hơn.

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-12.png

    MỘT SỐ VÍ DỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-13.png

    Hình trên đây là một ví dụ về phân tích thanh khoản. Giá và thanh khoản tại điểm A cùng tăng nên ủng hộ cho xu hướng tăng. Tại điểm B, tính chất đã thay đổi, giá tăng nhưng thanh khoản lại giảm, cho thấy dường như xu hướng giảm đã manh nha bởi vì hành động này là bất bình thường. Để ý đáy C, thanh khoản đột biến, điều này có thể được hiểu là selling climax (bán cao trào) rồi sau đó thanh khoản giảm dần cùng với giá tăng lên. Lúc giá chạm đỉnh D là khi thanh khoản thấp nhất? Người không thiết tha mua ? Tín hiệu giảm vẫn được giữ nguyên. Và một lần nữa tại E, giá lại tăng khi thanh khoản giảm.

    Và cuối cùng, một sự bùng nổ thanh khoản vào cuối tháng 4, lại là một selling climax. Và giá tăng tiếp theo lại kèm thanh khoản yếu.

    Chúng ta nhìn tiếp ví dụ dưới đây:

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-14.png

    Chúng ta phải phân biệt sự phân kỳ giữa hai đỉnh và sự tăng bất thường của thanh khoản khi giá breakout đi xuống. Tín hiệu tiêu cực này được xác nhận bởi sự breakout qua đường nét đứt (đường hỗ trợ) tạo bởi mô hình broadening.

    Vào khoảng tháng 1 và tháng 2, khi giá tăng lên một chút nhưng thanh khoản lại không ủng hộ điều đó. Một lần nữa, giá lại giảm.

    Chúng ta xem tiếp ví dụ dưới đây:

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-15.png

    Hình trên thể hiện một mô hình parabolic blowoff. Nếu bạn quên mô hình này là gì thì đọc lại nguyên tắc số 7 nhé.

    Khi giá gần chạm tới đỉnh cũng là lúc thanh khoản đạt cực đại. Và khi giá không còn tăng mạnh nữa, thanh khoản vẫn cứ duy trì ở mức cao cho thấy sự trao tay giữa tổ chức lớn và nhỏ lẻ. Và chuyện gì đến cũng đã đến.

    Và sau đây là ví dụ cuối cùng:

    nhung-nguyen-ly-co-ban-trong-phuong-phap-phan-tich-thanh-khoan-kakata-16.png

    Mô hình hai đáy vào năm 1987. Lưu ý rằng thanh khoản bị rút lại tại đáy thứ hai. Nói chung, sự khác biệt về thanh khoản giữa hai đáy càng lớn, xác suất giá đảo chiều càng cao. Một khi giá đã xác nhận bằng một cú breakout qua đường viền cổ thì xu hướng tăng chính thức bắt đầu.

    Vài sự nghi ngờ xuất hiện ở điểm A khi giá giảm kèm thanh khoản tăng, và tại điểm B giá tăng lên nhưng thanh khoản lại giảm xuống. Nhưng tất cả đã được xóa nhòa bằng hành động tại C, giá tăng qua khỏi vùng cân bằng đó bằng một thanh khoản vững chắc.

    Cứ coi như giai đoạn A - B là một mô hình Vai - đầu - vai thu nhỏ. A chính là vùng selling climax.

    TÓM LƯỢC

    + Thanh khoản đi kèm với xu hướng là một việc bình thường, chứng tỏ xu hướng vẫn tốt

    + Trong thị trường giá tăng, thanh khoản thường dẫn dắt giá.

    + Khi thanh khoản thu hẹp mà giá vẫn tăng, đó là sự bất thường, tín hiệu giảm. Khi giá giảm kèm thanh khoản tăng, giá càng giảm.

    + Thanh khoản tăng mạnh, thậm chí là cao trào ở cả hai hướng tăng và giảm giá, thường là tín hiệu của sự cạn kiệt nhiên liên, và dẫn đến đảo chiều sau đó.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Lớp học CMT - Chartered Market Technician
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Những kiến thức cơ bản về một xu hướng trung hạn Lớp học CMT - Chartered Market Technician 23/12/19
    Lớp học CMT: Những điều cần lưu ý khi giá cổ phiếu trên MA 50 Lớp học CMT - Chartered Market Technician 28/2/19
    Lớp học CMT - Các nguyên tắc trong Phân tích chu kỳ Lớp học CMT - Chartered Market Technician 5/12/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này