Phân tích cơ bản mã cổ phiếu CSM - Công ty Casumina

Thảo luận trong 'Đọc hiểu Báo cáo tài chính' bắt đầu bởi tinychau, 3/12/18.

Lượt xem : 2,474

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    phan-tich-co-ban-ma-co-phieu-csm-1.jpg

    CTCP Công nghiệp cao su Miền Nam (Mã chứng khoán CSM) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và mua bán các sản phẩm về cao su tiêu dùng cũng như công nghiệp, cụ thể là nguyên vật liệu, hóa chất và các máy móc thiết bị chuyên ngành công nghiệp cao su. Sản phẩm của CSM đã hiện diện trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước với mạng lưới đại lý bền vững cấp 2 và cấp 3. CSM vẫn chú trọng thị trường nội địa, và thị trường Đông Nam Á. Ngoài ra, CSM cũng xuất khẩu hàng hóa sang các nước Châu Phi, Trung Cận Đông và Châu Âu.


    Kết thúc quý 3/2018, doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của CSM lần lượt là 1,041 tỷ đồng và 105.3 tỷ đồng, tăng trưởng 18.5 % và 22% cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sản phẩm lốp bán thép (PCR) tăng. Tuy nhiên, trong kỳ hoạt động tài chính lại lỗ hơn 41 tỷ đồng , sau khi trừ đi các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lên tới 63 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của CSM chỉ còn 1.5 tỷ giảm 46% so với quý 3/2018.

    phan-tich-co-ban-ma-co-phieu-csm-2.png

    Ngoài ra, ở CSM nhà đầu tư cần quan tâm một số vấn đề sau:

    + Chi phí tài chính tiếp tục bào mòn lợi nhuận: Trong khi doanh thu từ hoạt động tiền gửi giảm từ 10 tỷ ở quý 3/2017 xuống chỉ còn 4 tỷ trong quý này thì chi phí tài chính lại tăng mạnh. Nguyên nhân do mặt bằng chung lãi suất tăng đồng thời CSM gia tăng vay nợ để tài trợ cho vốn lưu động bị thiếu hụt. Cuối quý 3/2018, tổng dư nợ vay tài chính của CSM đạt 2,239 tỷ chiếm tỷ trọng 59% tổng nguồn vốn, việc sử dụng đòn bẩy cao khiến gánh nặng chi phí gia tăng, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, ảnh hưởng từ tỷ giá VND/USD liên tục tăng trong thời gian qua cũng làm gia tăng khoảng lỗ tỷ giá từ các khoản nợ gốc ngoại tệ. Trong tình hình mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng sẽ khiến hoạt động kinh doanh của CSM càng thêm khó khăn, giá cổ phiếu khó có khả năng tăng giá trong dài hạn.

    + Doanh thu tăng trưởng nhờ xuất khẩu: Theo giải trình từ CSM doanh thu quý 3 tăng trưởng 163 tỷ đồng chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh với thị trường tập trung ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên giá bán thành phẩm xuất khẩu thường rẻ hơn trong nước 10-20%. Thị trường nội địa hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của CSM, sức ép cạnh tranh ngày một gay gắt từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước và từ các thương hiệu nhập khẩu nổi tiếng như Bridgestone, Goodyear, Michellin, Maxxis, Chengshin, Hankook… đặc biệt là Trung Quốc với sản phẩm TBR giá rẻ khi xu hướng người tiêu dùng có sự chuyển dịch từ lốp ô tô tải nặng Bias sang TBR. Điều này sẽ tạo nên nhiều khó khăn cho việc mở rộng thị trường trong nước của CSM. Ngoài ra, việc thuế nhập khẩu săm lốp cho các nước trong khu vực ASEAN sẽ giảm về 0 đẩy mức độ cạnh tranh thêm cao khi các sản phẩm từ Thái Lan và Malaysia gia nhập vào thị trường ngày một tăng.

    + Rủi ro về nguyên vật liệu: Hiện các doanh nghiệp trong ngành săm lốp nói chung và CSM nói riêng đang hưởng lợi từ việc giá cao su đầu vào giảm mạnh, tuy nhiên tính ổn định của thị trường cao su khó dự báo là một yếu tố tiềm ẩn rủi ro. Trong khi đó các nguyên phụ liệu khác như than đen, hóa chất do chính sách cắt giảm sản xuất gây ô nhiễm bảo vệ môi trường Trung Quốc làm ảnh hưởng tới nguồn cung của thế giới gây nên tình trạng thiếu hàng và giá cả gia tăng. Ngoài ra, hầu hết các nguyên liệu dùng trong sản xuất của CSM đều phải nhập khẩu chính vì vậy biến động tỷ giá cũng là yếu tố rủi ro tác động đến giá nguyên liệu đầu vào.

    phan-tich-co-ban-ma-co-phieu-csm-3.png

    Nhìn chung, mặc dù là doanh nghiệp sản xuất săm lốp nội địa lớn nhất, chiếm 33% thị phần lốp xe máy và ô tô với chuỗi cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu của CSM chỉ đạt 2.9%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. Đồng thời, năng lực tự chủ nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp còn thấp cộng thêm các rủi ro từ cấu trúc tài chính khiến chúng tôi lo ngại về triển vọng tăng trưởng của CSM trong thời gian tới. Với CSM, chúng tôi cho rằng đây không phải là một cổ phiếu tốt và thích hợp để đầu tư vào thời điểm này.

    Nguồn: vietequity.com
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phân tích cơ bản mã cổ phiếu HVN - Người khổng lồ thức giấc Đọc hiểu Báo cáo tài chính 29/12/18
    Phân tích cơ bản mã cổ phiếu NT2 - Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 Đọc hiểu Báo cáo tài chính 14/11/18
    Phân tích cơ bản mã cổ phiếu TNG Đọc hiểu Báo cáo tài chính 2/11/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này