Thước đo giá trị của một công ty - Chỉ số EPS (Earning per share)

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Orion, 29/5/19.

Lượt xem : 2,434

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    thuoc-do-gia-tri-cua-mot-cong-ty-chi-so-eps-earning-per-share-1.png

    Trong bài viết trước tôi đã chia sẻ với những anh em đam mê phân tích cơ bản cách tính tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động và tầm quan trọng của con số này đến mỗi công ty. Bài viết hôm nay tiếp tục là một chỉ số mà bất kể nhà đầu tư nào cũng cần lưu ý trước khi quyết định xem có nên mua cổ phiếu nào đó hay không?


    Đó là chỉ số EPS (Earning per share) hay còn có tên gọi khác đó là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

    1. CHỈ SỐ EPS LÀ GÌ?

    Tất cả nhà đầu tư chứng khoán theo trường phái phân tích cơ bản đều sử dụng báo cáo tài chính như công cụ đắc lực giúp họ xác định được sức mạnh của công ty. Một trong số những điều chúng ta cần lưu ý đầu tiên khi nhìn vào bản báo cáo tài chính đó là xem chỉ số EPS của công ty đó thế nào?

    thuoc-do-gia-tri-cua-mot-cong-ty-chi-so-eps-earning-per-share-2.jpg

    Lợi nhuận được tạo ra trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận được tạo ra bởi công ty đó từ hoạt động kinh doanh và phân bổ cho mỗi cổ đông. EPS được xem như công cụ tốt nhất để đánh giá mức độ hiệu quả từ khả năng kiếm được lợi nhuận từ công ty.

    Nếu một doanh nghiệp có chỉ số EPS càng tăng qua từng năm chứng tỏ công ty đó đã sử dụng nguồn lợi nhuận thu được rất tốt và đây là tín hiệu rất đáng mừng dành cho những cổ đông.
    2. NHỮNG ĐIỀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN EPS CỦA MỘT CÔNG TY

    EPS sẽ thay đổi và cần được báo cáo lại trong hai trường hợp sau:

    + Công ty điều chỉnh các khoản mục bất thường (những khoản thu nhập và chi phí một lần). Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

    + Công ty quyết định phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường (hay còn gọi là pha loãng cổ phiếu). Khi đó số lượng cổ phiếu tăng lên nhưng lợi nhuận thì không đổi dẫn đến EPS thay đổi.

    thuoc-do-gia-tri-cua-mot-cong-ty-chi-so-eps-earning-per-share-3 (2).jpg
    Hành động pha loãng cổ phiếu tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư không mong muốn.
    3. CÁCH TÍNH CHỈ SỐ EPS CHO TỪNG LOẠI

    Có nhiều loại EPS và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau nhưng thông thường có 2 loại EPS anh em cần chú ý đến đó là EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS). Tôi sẽ giải thích và lấy ví dụ từng trường hợp để anh em dễ hiểu.
    • EPS cơ bản = (Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi - Quỹ khen thưởng phúc lợi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
    Ví dụ: Đây là báo cáo tài chính của Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

    thuoc-do-gia-tri-cua-mot-cong-ty-chi-so-eps-earning-per-share-4.png
    EPS cơ bản = (Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi - Quỹ khen thưởng phúc lợi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = (7293 - 537) / 2123 = 3.2

    * HPG không có cổ tức ưu đãi nên không tính đến
    • EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi - Quỹ khen thưởng phúc lợi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu được chuyển đổi).
    Ví dụ: HPG trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 4:1 thì:

    + Số lượng cổ phiếu phát hành thêm là 530 cổ phiếu -> Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành là 2653 cổ phiếu. Khi đó EPS pha loãng = (7293 - 537) / 2653 = 2.5

    Anh em có thể thấy EPS pha loãng bao giờ cũng nhỏ hơn EPS cơ bản vì vậy trước khi mua cổ phiếu ngoài việc tính toán EPS cơ bản thì EPS pha loãng cũng là điều rất quan trọng để đánh giá chính xác sức mạnh tài chính thật sự của công ty.

    EPS càng cao càng tốt và muốn biết công ty có tiềm năng phát triển hay không ta nên so sánh con số này với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Hy vọng qua bài viết này anh em sẽ biết cách tính EPS để có thêm dữ kiện tham khảo trước khi đặt niềm tin vào công ty nào đó.

    Xem thêm:

    ->> [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty
     
    chungkhoan2018 thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Macro 101 - CPI và PCE, thước đo lạm phát Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 9/8/24
    Khám Phá Chu Kỳ Giá: Hiểu Rõ Hơn Về Động Lực Thị Trường Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/8/24
    Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 18,03 điểm (1,41%) xuống 1.263,99 điểm, HNX-Index giảm 3,83 điểm Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 24/6/24
    Phân tích đa khung thời gian với RRG và Code RRG trên Ami - Phần 6 (Hết) Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/6/24
    5 Chỉ số kinh tế vĩ mô, là một nhà giao dịch chuyên nghiệp bạn không thể bỏ qua Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 13/6/24

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này